【Làm việc & sinh hoạt Nhật Bản - Tập 12】Đến với con đường phiên dịch để trở thành cầu nối của Nhật Bản và Indonesia

Indonesia, đất nước đầy tiềm năng phát triển với quy mô thị trường khổng lồ và lượng dân số đông thứ 4 trên thế giới. Đây cũng là nơi hội nhập văn hóa Nhật Bản như hoạt hình anime, truyện tranh, J-POP và có quan hệ thân thiết với Nhật Bản. Theo thống kê của bộ ngoại giao, tổng số người Indonesia tại Nhật Bản có đến 60 nghìn người và nằm trong top 10. Ở bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu về chị Nela, nhân viên Indonesia của FUN! JAPAN và là người sống tại Nhật lâu nhất trong các thành viên ngoại quốc.

Niềm đam mê đối với ngoại ngữ và ham muốn học nhiều thứ tiếng

Từ thời tiểu học, mình đã xem các bộ phim hoạt hình của Nhật và bắt đầu có hứng thú với Nhật Bản. Đặc biệt sau khi xem “Candy Candy” trên tivi, mình cảm thấy phát âm tiếng Nhật thật thú vị. Bài hát chủ đề cũng đáng yêu nữa. Thật ra trước đó mình đã muốn học thử tiếng Trung Quốc. Vì khi vào trung học cấp 3, phim bộ Hồng Kông rất nổi tiếng tại Indonesia, mình đặc biệt thích Lưu Đức Hoa và toàn xem phim của ông ấy. 

Khi chọn chuyên ngành học đại học, mình đã khó nghĩ trong việc nên chọn học loại ngôn ngữ nào. Mình đã định chọn khoa tiếng Trung, nhưng vì trường đại học có khoa tiếng Trung lại xa nhà. Để cha mẹ không phải lo lắng, cuối cùng mình đã chọn khoa học tiếng Nhật của trường đại học gần nhà mình.

Được người Nhật giúp đỡ khi gặp khó khăn về việc học chữ Kanji

Sau khi nhập học mình mới bắt đầu học cơ bản tiếng Nhật từ các chữ cái “a i u e o”. Vào năm 2 đại học, mình không thể theo nỗi việc nhớ chữ Hán (Kanji). Vì tiếng Indonesia thì chỉ sử dụng chữ Latinh rồi ghép lại giống như tiếng Anh, mà nội dung bài học thì ngày càng khó nên mình không thể theo kịp tốc độ của thầy cô trong trường. Ban đầu mình không nghĩ là khó như vậy nên lúc đó thật sự mình rất muốn bỏ học. Nhưng sau đó, một người bạn người Nhật đã mở hội học tiếng Nhật và giúp mình. Nhờ đó mà mình đã có thể tiếp tục học tiếng.

Du học 1 năm tại tỉnh Shizuoka! “Chào buổi sáng” với núi Phú Sĩ mỗi ngày mới

Ảnh minh họa

Sau khi tốt nghiệp đại học, mình đã sang Nhật du học và học một trường chuyên tiếng Nhật tại tỉnh Shizuoka. Trước đó thì mình sống nhờ có sự hỗ trợ của cha mẹ, nhưng trong thời gian du học 1 năm, mình đã có cơ hội tự lập lần đầu tiên trong đời và có nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Ngoài giờ học, mình từng làm công việc làm thêm tại xưởng sản xuất mỹ phẩm, quán ăn… Bên cạnh đó, lúc bấy giờ có người Nhật đảm nhận vai trò như “người mẹ” chăm sóc sinh viên người Indonesia, và người này đã tạo cơ hội giao lưu cho chúng mình. Chẳng hạn như làm bữa tối và mời mọi người cùng dùng bữa, dẫn mọi người đi du lịch nên mình cảm thấy rất biết ơn. À, mà nói đến tỉnh Shizuoka thì phải nói đến núi Phú Sĩ - biểu tượng của xứ sở mặt trời mọc. Trong thời gian du học, cứ mỗi sáng thức dậy mở cửa sổ, mình sẽ có cơ hội “chào buổi sáng” với núi Phú Sĩ! Phong cảnh xung quanh thật sự rất đẹp. 

Vừa chọn con đường phiên dịch vừa muốn cân bằng giữa công việc và gia đình

Sau đó, mình lại đến Nhật bằng visa kết hôn. Mình đã làm thủ tục xin visa vĩnh trú và hiện đang sống tại Nhật. Tính đến năm nay là mình ở Nhật đã được 19 năm. Mình đã từng làm việc trong môi người toàn là người Nhật, và cả công ty có nhiều nhân viên ngoại quốc. Mình vốn là người yêu thích ngoại ngữ và có trình độ tiếng Nhật nhất định, nên mình muốn tận dụng kỹ năng này để đóng góp cho Indonesia. Thêm vào đó, vì muốn cân bằng công việc và gia đình, mình đã tìm thử công việc làm bằng máy tính. Khi đó, từ khóa “phiên dịch” đã hiện ra. Mình đã nhân cơ hội đó và thử tìm đến công việc phiên dịch.

Làm việc trong môi trường tươi vui là điều tất yếu! Tìm được sở thích thông qua công việc

Trong thời gian làm phiên dịch viên cho các trang web truyền miệng của công ty du lịch lớn, hơn một nửa nhân viên trong đều là người ngoại quốc nên mình vừa có thể giao lưu với nhiều văn hóa khác nhau, môi trường làm việc rất tốt, quan hệ trên dưới cũng không khó lắm nên mình thấy rất vui. Sau đó, mình đã chuyển nhiều công việc liên quan đến ngành du lịch, và cuối cùng đã gặp gỡ FUN! JAPAN đến nay.

Mọi người trong FUN! JAPAN thật sự rất tốt. Không chỉ nhân viên người Nhật mà người ngoại quốc cũng vậy. Làm việc trong môi trường vui vẻ rất quan trọng. Nhất là chế độ chọn chỗ ngồi tự do. Khi muốn có những ý tưởng mới, mình có thể chuyển chỗ ngồi làm việc để thay đổi tâm trạng. Điều này khá hiếm trong các công ty Nhật Bản. Bên cạnh đó, ban đầu mình vốn không thích đi du lịch bởi cảm thấy phiền phức, nhưng do ảnh hưởng công việc, mình dần cảm thấy muốn đi nhiều nơi mà mình chưa từng đặt chân đến. Và hiện tại du lịch đã trở thành sở thích của mình!

Nhật Bản là ước mơ đối với người Indonesia

Các sản phẩm Nhật Bản đã bắt đầu nhập khẩu vào Indonesia từ những năm 1970. Tính năng bền lâu, chất lượng tốt đã tạo nên hình ảnh thương hiệu Made in Japan đáng tin dùng. Những người Indonesia sinh sau năm 1980 đều có cơ hội tìm hiểu văn hóa Nhật Bản thông qua các bộ phim hoạt hình. Trong thực trạng ngành sản xuất, kỹ thuật công nghệ của xí nghiệp Nhật Bản ngày càng phát triển thì việc sử dụng tiếng Nhật và tiếng Indonesia, cùng kỹ thuật chuyên môn để đến Nhật làm việc đang trở thành ước mơ của giới trẻ tại Indonesia.

Lời khuyên dành cho những bạn có dự định đến Nhật trong tương lai

Cũng giống như ở Indonesia, ở Nhật tiếng Anh không thông dụng cho lắm. Vì vậy trước khi đến Nhật, mọi người cần học một chút đàm thoại cơ bản. Và “nhập gia tùy tục” cũng là điều quan trọng. Người theo đạo Hồi Giáo như mình cũng sinh hoạt trong môi trường mới với ý thức “Lý giải nền văn hóa khác biệt tại nước ngoài và cộng sinh cùng văn hóa đó”, song cũng không quên đi con người thật của chính mình mà kết thân với mọi người xung quanh. Với cách suy nghĩ này, mình nghĩ chúng ta có thể sống tốt dù bất kỳ ở đâu chứ không chỉ Nhật Bản.

Chúng ta cần lý giải văn hóa Nhật Bản khác với văn hóa nước mình, và không nên phủ nhận giá trị của người khác bằng mặc định cá nhân. Nhưng không phải vì vậy mà bạn phải chấp nhận hết mọi thứ, chỉ cần nghĩ đơn giản “À, thế giới này có nhiều người khác nhau thật”. Lối suy nghĩ linh hoạt sẽ giúp bạn không gặp phải cú sốc văn hóa.

Bài viết liên quan

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm