Danh sách các "văn phòng phẩm" truyền thống ở Nhật Bản. Bút lông, mực, bàn tính, v.v.

Từ bút thư pháp, nghiên mực đến bàn tính để tính toán, nhiều sản phẩm văn phòng phẩm thể hiện sự tinh xảo đã ra đời tại Nhật Bản và góp phần tạo nên nền tảng của văn hóa. Những món đồ này, đã được công nhận là đồ thủ công truyền thống, là những món đồ thiết thực với vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật, và cũng được yêu thích để làm quà lưu niệm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các đặc điểm, quy trình sản xuất và lịch sử của văn phòng phẩm đó. Bạn có muốn cảm nhận chiều sâu của văn phòng phẩm truyền thống ở Nhật Bản không?

* Nếu bạn mua hoặc đặt chỗ cho các sản phẩm được giới thiệu trong bài viết, một phần doanh số bán hàng sẽ có thể được hoàn lại cho FUN!JAPAN.

Văn phòng phẩm được công nhận là đồ thủ công truyền thống ở Nhật Bản là gì?

Văn phòng phẩm được Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp công nhận là hàng thủ công truyền thống bao gồm bút lông, nghiên mực và mực trong Tứ Bảo Văn Phòng (Bunbo Shiho) (*), cũng như bàn tính dùng để tính toán. Đa phần được làm thủ công bởi các nghệ nhân. Những mặt hàng văn phòng phẩm truyền thống này vẫn rất phổ biến cho đến ngày nay, khi các thiết bị điện tử như máy vi tính và máy tính cầm tay đã trở thành xu hướng chủ đạo cho công việc viết lách và tính toán.

* Bunbo Shiho: Bốn công cụ bút lông, giấy, nghiên mực mực và mực không thể thiếu cho thư pháp.

Bút lông

Bút lông là một công cụ được sử dụng để viết và vẽ tranh, với đầu là một búi lông động vật được gắn vào trục làm bằng tre hoặc gỗ.

Cách sử dụng là nhúng đầu lông vào mực  hoặc  nước màu để viết hoặc vẽ tranh, đôi khi nó cũng được sử dụng như một công cụ trang điểm.

Có bốn khu vực được công nhận như làng nghề thủ công truyền thống quốc gia. Đó là bút lông Nara ở tỉnh Nara, bút lông Kumano và bút lông Kawajiri ở tỉnh Hiroshima, bút lông Toyohashi ở tỉnh Aichi. Trong số đó, chúng tôi sẽ giới thiệu bút lông Kumano, chiếm khoảng 80% số lượng trên toàn quốc và bút lông Nara, có lịch sử lâu đời nhất.

🛒 Mua "Bút lông" (Yahoo!Shopping)

🛒 Mua "Bút lông Toyohashi" (Yahoo!Shopping)

Bút lông Kumano

Ảnh : Hiệp hội du lịch Hiroshima

Bút lông Kumano là loại cọ truyền thống được sản xuất tại thị trấn Kumano, tỉnh Hiroshima. Vào cuối thời kỳ Edo, người dân địa phương đã học kỹ thuật này từ những người nghệ nhân bút lông ở vùng Hiroshima, và phát triển nó trong khu vực. Ngày nay, nó chiếm khoảng 80% số lượng toàn quốc và được gọi là "Thành phố của bút lông".

Sử dụng lông động vật từ dê, ngựa, hươu, chồn, v.v., nó nổi tiếng vì được các nghệ nhân chế tác tinh xảo với 80 công đoạn tỉ mỉ. Cách sử dụng đa dạng, từ viết thư pháp, vẽ tranh, trang điểm, cũng là điểm hấp dẫn của nó.

Ngoài ra, thương hiệu "Kumano Brush ®" chỉ dành cho các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về khu vực sản xuất, nguyên liệu và phương pháp sản xuất. Nó được nhiều người ưa chuộng, từ các chuyên gia thư pháp đến học sinh tiểu học.

🛒 Mua "Bút lông Kumano" (Yahoo!Shopping)

Bút lông Nara

Bút lông Nara là đồ thủ công truyền thống có lịch sử khoảng 1.200 năm được sản xuất tại thành phố Nara và thành phố Yamatokoriyama. Lịch sử của nó bắt đầu từ đầu thời kỳ Heian. Việc làm bút lông ở Nhật Bản được cho là bắt đầu từ khi Kobo Daishi (Kukai) truyền lại phương pháp làm cọ mang về từ triều đại nhà Đường cho cư dân của tỉnh Yamato (ngày nay là tỉnh Nara).

Đặc điểm lớn nhất của bút lông Nara là việc kết hợp tinh tế hơn một chục loại lông động vật như len, lông gấu trúc và lông thỏ, tạo nên đàn hồi, độ bền và chiều dài của lông. Chất lượng của lông thay đổi tùy theo loài động vật, nơi sinh sống và thời điểm lấy lông, việc tận dụng triệt để các đặc điểm này là yếu tố quan trọng để tạo ra bút lông với chất lượng tuyệt vời. 

Vì lý do này, những người thợ thủ công được yêu cầu phải có kỹ năng lành nghề trong từng công đoạn, từ phân loại, tạo hình, đến sấy khô và hoàn thiện. Bút lông Nara, được làm ra với những kỹ năng được trau dồi qua nhiều năm và sự tận tâm của những người thợ thủ công, vẫn được lưu truyền như một câu chuyện về lịch sử của bút lông Nhật Bản.

🛒 Mua "Bút lông Nara" (Yahoo!Shopping)

Nghiên mực

Nghiên mực là một công cụ được sử dụng để mài mực sử dụng trong thư pháp và vẽ tranh. Đa số được làm bằng đá và gạch, là một trong Tú Bảo Văn Phòng được yêu thích từ xa xưa. Có các khu vực sản xuất trên khắp Nhật Bản, nhưng chúng tôi sẽ giới thiệu nghiên mực Ogatsu và nghiên mực Akama, được công nhận là sản phẩm thủ công truyền thống.

Nghiên mực Ogatsu

Ảnh do Chính phủ Miyagi Perfectural cung cấp

Nghiên mực Ogatsu, sản phẩm thủ công truyền thống được sản xuất tại thành phố Ishinomaki và thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Nghiên mực được cho là đã được sản xuất ở quận Ogatsu thành phố Ishinomaki vào khoảng năm 1396, có lịch sử lâu đời hơn 600 năm.

Đặc điểm của nó nằm ở sự cân bằng tốt của "hobo", có thể nói là linh hồn của nghiên mực. Hobo là những gợn nhỏ đóng vai trò như răng cưa khi mài mực. Khi mài mực, sự cân bằng giữa độ thô - mịn, cứng - mềm của hobo rất quan trọng. Ngoài ra, màu đen đậm và chàm đậm, và độ mịn của bề mặt nghiên mực cũng rất cuốn hút.

Nguyên liệu tạo nên nghiên mực này là "đá Ogatsu". Đá Ogatsu là một loại đá phiến cứng được chiết xuất từ các tầng địa chất cổ đại có tuổi đời 2 ~ 300 triệu năm, có đặc điểm là độ bền cao và ít bị biến chất. Vào thời Edo, nó được dâng lên Date Masamune, người cai trị phiên Sendai (ngày nay là tỉnh Miyagi và phía nam tỉnh Iwate), và được đánh giá cao. Từ đó, kỹ thuật của những người thợ thủ công đã được truyền lại, và vẫn được những người đam mê thư pháp ưa chuộng cho đến ngày nay.

🛒 Mua "Yukatsu Inkstone" (Yahoo!Shopping)

Nghiên mực Akama

Nghiên mực Akama được sản xuất ở thành phố Shimonoseki và thành phố Ube ở tỉnh Yamaguchi, và có ghi chép rằng nó được dâng lên cho Đền Tsuruoka Hachimangu vào năm 1191 (thời Kamakura), cho thấy nó đã được làm vào thế kỷ 12. Sau đó, tới thời Edo, nó được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của phiên Choshu (ngày nay là tỉnh Yamaguchi).

Đặc điểm của đá Akama làm nguyên liệu là kết cấu đặc, cứng, dẻo, dễ chạm khắc. Ngoài ra, loại đá này có nền màu tím đỏ, đôi khi có pha các lớp màu xanh lá cây, và có những hoa văn đẹp mắt như "sekigan" (mắt đá), đây cũng là một nét quyến rũ độc đáo của đá Akama.

Quy trình sản xuất và kỹ thuật làm nghiên mực, giúp tận dụng tối đa sự quyến rũ của nó, đã được truyền lại gần như nguyên vẹn cho những người thợ thủ công trong suốt 100 năm. Đặc điểm nổi bật nhất là hobo chắc chắn, giúp màu mực đẹp và dễ mài. Ngoài ra, nó được trang trí sang trọng, kết hợp giữa tính thực tế và nghệ thuật.

* Mắt đá: Hoa văn tròn như con ngươi

🛒 Mua "Nghiên mực Akama" (Yahoo!Shopping)

Mực

Mực là một loại bột màu đen được sử dụng trong thư pháp và tranh thủy mặc. Có hai loại mực: mực dầu và mực tùng, trong đó mực dầu làm từ bồ hóng thu được từ các loại dầu, như hạt cải, mè, hoa trà và paulownia, còn mực tùng là bồ hóng của nhựa thông.

Bồ hóng được trộn với keo và hương liệu, đúc trong khuôn gỗ, và phơi khô trong vài tháng đến vài năm để làm mực. Hương liệu ban đầu được sử dụng để khử mùi keo, nhưng do nhu cầu về một mùi hương thanh lịch giúp tạo bầu không khí khi sử dụng, nên long não được sử dụng.

Mực Nara

Mực Nara là một loại mực truyền thống có lịch sử 1300 năm, được sản xuất tại thành phố Nara, tỉnh Nara. Nó được cho là có nguồn gốc từ năm 806 khi Kobo Daishi (Kukai), người được cử làm sứ giả đến triều đại nhà Đường, mang về phương pháp làm mực và sản xuất nó tại Kofukuji Nitaibo ở Nara.

Theo thời gian, Kofukuji Nireibo thu thập bồ hóng từ những ngọn đèn dâng lên Đức Phật để sản xuất mực dầu. Do chất lượng cao, mực của Nara được gọi là mực dầu Nanto và trở nên nổi tiếng như một biểu tượng của mực. Ngày nay, mực Nara tự hào chiếm thị phần khoảng 90% trên toàn quốc.

Mực Nara được đặc trưng bởi màu sắc đẹp và chữ viết mượt mà, được tạo ra qua nhiều quy trình hoàn toàn thủ công bởi các nghệ nhân. Đặc biệt, công việc trộn bồ hóng và keo phải được thực hiện cẩn thận, kiểm tra thường xuyên, nên ngay cả trong mùa lạnh - thời tiết phù hợp để làm mực, các nghệ nhân vẫn cần thực hiện bằng chân trần và tay không. Mực Nara, được làm bằng các kỹ thuật truyền thống như vậy, vẫn được đánh giá cao về chất lượng cao.

🛒 Mua "Mực Nara" (Yahoo!Shopping)

Mực Suzuka

©Liên đoàn Du lịch tỉnh Mie

Mực Suzuka, được sản xuất tại thành phố Suzuka, tỉnh Mie, được cho là có nguồn gốc từ khoảng năm 780 (đầu thời Heian), thu được từ việc đốt thông từ núi Suzuka và thu thập bồ hóng. Vào thời Edo, nhu cầu về mực chất lượng cao để vẽ huy hiệu gia đình của các quý tộc và sự lan rộng của các trường học terakoya* đã làm tăng nhu cầu và phát triển sản xuất.

Cùng với Nara, đây là một trong hai khu vực sản xuất mực chính ở Nhật Bản, và vì nó dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm, nên nó được các thợ thủ công làm cẩn thận bằng tay kể cả trong mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4. Mực Suzuka được đặc trưng bởi độ bóng mịn và màu sắc đẹp. Đặc biệt, sự cân bằng giữa độ loang và đường nét rất tinh tế, mang lại chiều sâu cho tác phẩm.

* Terakoya: Nơi dạy trẻ em bình thường cách đọc, viết và tính toán bằng bàn tính trong thời Edo.

🛒 Mua "Mực Suzuka" (Yahoo!Shopping)

[kkday]👉 Hành trình Thư pháp & Thiền: Khám phá Tên của Bạn bằng Kanji

Bàn tính

Bàn tính là một công cụ thực hiện các phép tính với các trục có hạt được sắp xếp thành hàng, cho phép di chuyển lên xuống tương ứng với các chữ số. Nó đã được du nhập vào Nhật Bản khoảng 500 năm trước, và hai khu vực sản xuất chính là Banshu Abacus (tỉnh Hyogo) và Unshu Abacus (tỉnh Shimane) được công nhận là làng nghề thủ công truyền thống của đất nước.

Bàn tính Banshu

Bàn tính Banshu được sản xuất chủ yếu ở thành phố Ono, tỉnh Hyogo, thành phố Kasai, thành phố Miki, thành phố Kakogawa, v.v. Trong năm Tensho của thời kỳ Azuchi-Momoyama, cư dân của Banshu, những người đã trốn thoát khỏi cuộc xâm lược của quân địch, đã học kỹ thuật chế tạo bàn tính ở Otsu và bắt đầu sản xuất chúng sau khi trở về quê hương của họ.

Đặc trưng của nó là các hạt hình thoi hơi tròn làm bằng gỗ cứng như bạch dương và gỗ hoàng dương. Nó hấp dẫn bởi chuyển động mượt mà và vẻ đẹp bóng bẩy của các trục cứng và đàn hồi. Để làm ra một bàn tính Banshu, không thể thiếu các công đoạn như phơi khô tự nhiên trong thời gian dài, chế tác và hoàn thiện hạt,  làm trục tre, lắp ráp, đều được thực hiện bởi các nghệ nhân.Hơn 200 công đoạn chủ yếu được thực hiện bằng tay.

Có thời điểm, nhu cầu về bàn tính giảm do sự ra đời của máy tính cầm tay, nhưng trong những năm gần đây, giá trị của chúng đã được đánh giá lại như một công cụ học tập giúp cải thiện sức mạnh tính toán và là một nghề thủ công truyền thống nghệ thuật.

🛒 Mua "Bàn tính Banshu" (Yahoo!Shopping)

Bàn tính Unshu

Bàn tính Unshu được tạo ra và sản xuất vào cuối thời Edo tại thị trấn Nita, tỉnh Shimane (nay là thị trấn Oku-Izumo, huyện Nita). Nó khởi đầu khi một người thợ mộc địa phương tham khảo bàn tính của Hiroshima và làm nó bằng gỗ sồi, ume và sutake.

Sau đó, các thợ thủ công ở thị trấn Yokota (ngày nay là thị trấn Oku-Izumo) đã phát triển một máy tiện tay để mài hạt, từ đó đã gia tăng sản lượng nhanh chóng. Nhờ có thể sản xuất bàn tính chất lượng cao, còn có câu nói "nhắc đến bàn tính là nhắc đển Unshu".

Đặc điểm của bàn tính Unshu là âm thanh chuyển động mượt mà của các hạt. Vật liệu được lựa chọn cẩn thận các loại gỗ chất lượng cao như bạch dương, gỗ hoàng dương và kokutan, và được xử lý sau khi sấy khô tự nhiên. Có 187 công đoạn sản xuất, hầu hết được thực hiện bằng tay, đây cũng là một đặc điểm của bàn tính Unshu. Thị trấn Oku-Izumo vẫn chiếm khoảng 70% sản lượng trong nước và kế thừa truyền thống là khu vực sản xuất bàn tính lớn nhất ở Nhật Bản.

🛒 Mua "Bàn tính Unshu" (Yahoo!Shopping)

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm