Bạn có muốn biết về gia vị làm bếp của Nhật <Rượu mirin & Giấm>

  • 7/10/2018
  • 13/4/2020
  • FUN! JAPAN Team

Gia vị đặc trưng của Nhật có khá nhiều, ví dụ như Miso (đậu nành lên men) và shouyu (nước tương). Những gia vị này không thể thiếu trong các món ăn của Nhật như Sushi, sukiyaki, mỳ soba, mỳ udon ..v..v.. Ở bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu những loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản là “rượu mirin“ và “giấm” và thời điểm thích hợp cho vào món ăn nhằm đạt được vị ngon tuyệt đối. Bên cạnh đó, cả 2 loại này đều là những gia vị không thể thiếu trong bếp của các gia đình người Nhật.

miso
cooking sake

Nêm sao để đạt tới hương vị đậm đà?

Rượu Sake Nhật Bản được làm từ gạo trắng sau khi đã hấp chín, rắc mạch nha và nước vào, ủ nhiệt lên men, đem chưng chất đồng thời làm mất vị chua đắng. Khác với rượu Sake, quá trình làm gia vị giữ lại vị chua đắng cơ bản và thêm muối vào chế biến. Mặc dù không thể để nguyên rồi uống như rượu Nhật (Sake), nhưng gia vị dùng để khử mùi tanh của cá và thịt, cũng như ướp cho món ăn thêm đậm đà. Gia vị này được dùng nhiều trong các món ninh, nấu.

cuka beras

Gia vị không thể thiếu của Sushi

Giấm là loại gia vị được làm từ các loại nguyên liệu giàu chất bột đường như gạo, đại mạch thông qua quá trình lên men và chưng cất. Có nhiều loại giấm khác nhau, chẳng hạn như "Giấm gạo" được làm từ gạo, hoặc "Giấm ngũ cốc" được làm từ lúa mạch, bắp ngô, gạo cùng "Giấm táo", "Giấm nho"... Đặc trưng của giấm gạo là giữ lại được vị ngon ngọt của gạo, còn giấm ngũ cốc lại có vị thanh và ít chua. Bên cạnh đó, "cơm sushi" còn được làm từ giấm gạo. Ngoài ra cũng được dùng trong các món ninh, hầm hay các món ngâm giấm. Giấm ngoài tác dụng khử trùng, khử mùi, kháng sinh thì cũng được dùng để bảo quản đồ ăn như các món dưa chua.

Bí quyết trình tự nêm gia vị trong ẩm thực Nhật Bản

Nêm theo thứ tự gia vị là rất quan trọng với việc chế biến các món ăn của Nhật. Có 1 điểm vàng trong thứ tự gia giảm cũng như nêm gia vị, giúp món ăn vừa ngấm vị, vừa giữ được vị ngon ngọt vốn có. Sau khi cho đường, muối vào, lần lượt thêm “giấm, shouyu, miso” theo thứ tự. Nếu cho giấm vào quá sớm, vị chua sẽ bốc hơi. Vì vậy, sau khi cho đường, muối, shouyu, miso, để mùi hương không vị bay hơi cũng như tạo nên hương vị đặc trưng, hãy cho giấm vào sau cùng. Rượu mirin được thêm vào giúp món ăn ngấm vị cũng như tẩy sạch mùi tanh trong đó, vì vậy nên cho vào ngay từ đầu. Điều quan trọng khi nấu các món ăn Nhật là phải nêm gia vị đúng trình tự.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm