【2024】Ngày lễ Nhật Bản: Kỳ nghỉ “Tuần lễ vàng” lớn nhất trong năm

Thời điểm từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 là tuần lễ vàng (golden week), và cũng là kỳ nghỉ dài nhất trong năm tại Nhật Bản. Vậy cụ thể tuần lễ vàng ra sao? Có nguồn gốc thế nào? Người Nhật thường làm gì vào ngày nghỉ lớn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngày lễ thú vị của Nhật Bản nhé!

Golden Week là gì?  

Golden Week là gì?

Golden Week (Tuần lễ vàng) là kỳ nghỉ dài nhất tại Nhật Bản, kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Các ngày lễ tập trung liên tiếp từ ngày 29/4 đến 5/5, tùy theo năm mà còn có trường hợp 10 ngày nghỉ liên tiếp kéo dài vì tiếp nối thứ bảy, chủ nhật cuối tuần! Nhiều địa điểm vui chơi trên toàn quốc tổ chức sự kiện, lễ hội tưng bừng. Số đông người Nhật sẽ nhân dịp này về quê hoặc đi du lịch trong & ngoài nước. Thế nên vào thời điểm này, các địa điểm sân bay, nhà ga lớn và thắng cảnh du lịch đều ngập tràn du khách. Nếu dự định đi du lịch Nhật Bản vào thời điểm này thì bạn nên lên lịch trình trước để tránh gặp trở ngại vì đông đúc.

À, bên cạnh đó có nhiều nơi gọi tắt Golden Week là GW. Không chỉ có tuần lễ vàng vào mùa xuân, mà vào mùa thu còn có “tuần lễ bạc” bao gồm các dịp lễ như Ngày kính lão, Ngày thu phân nữa đó ^^ 

Tuần lễ vàng bắt nguồn từ bộ phim nổi tiếng!?

Tuần lễ vàng bắt nguồn từ bộ phim nổi tiếng!?

Vào năm 1948 (năm Chiêu hòa thứ 23), luật pháp ngày nghỉ quốc dân được ban hành. Trong số đó, từ thời điểm cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 đã có nhiều ngày lễ tập trung vào một tuần như “Ngày chiêu hòa (lúc bấy giờ được gọi là Sinh nhật Thiên Hoàng)”, “Ngày hiến pháp Nhật Bản”, “Ngày màu xanh” và “Ngày thiếu nhi”.

Hiện nay từ ngữ Golden Week (Tuần lễ vàng) đã trở nên quen thuộc trong xã hội Nhật Bản, và có giả thuyết cho rằng từ ngữ này thật ra bắt nguồn từ giới phim ảnh. Vào năm 1951, bộ phim được công chiếu vào thời kỳ tuần lễ vàng đã lập kỷ lục chỉ số người xem sánh ngang với các kỳ nghỉ tết, obon (lễ vu lan), dẫn đến thành tích thu nhập cao nên đã được đặt tên là “tuần lễ vàng”.

Bên cạnh đó còn có giả thuyết cho rằng chương trình phát thanh radio cũng đạt được hiệu suất cao trong kỳ nghỉ dài, nên đã gọi là “Golden Time (Giờ vàng)” và sau dần chuyển sang “Golden Week”. Cho đến ngày nay thì tên gọi về kỳ nghỉ dài vẫn chưa được sáng tỏ. 

Tuần lễ vàng có nhiều nhất bao nhiêu ngày nghỉ?

Tuần lễ vàng có nhiều nhất bao nhiêu ngày nghỉ?

Do 4 ngày lễ quốc dân tập trung vào thời điểm tuần lễ vàng, nên nếu cộng thêm thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ lễ bù (nếu ngày lễ trúng vào chủ nhật thì sẽ được chuyển sang ngày thường và nghỉ bù) thì sẽ được nghỉ liên tiếp 3-5 ngày. Đặc biệt là người lao động, nếu tận dụng chế độ nghỉ phép có lương thì có thể nghỉ liên tiếp 7 ngày, hoặc thậm chí là dài hơn thế.

Tuần lễ vàng dài nhất trong lịch sử Nhật Bản tiêu biểu là vào năm 2019. Do Thiên Hoàng kế vị (Thiên Hoàng Akihito thoái vị, Thiên Hoàng Naruhito nối ngôi), nên ngày nghỉ từ 27/4 đến 6/5 vào năm 2019 liên tiếp 10 ngày đã lập kỷ lục trong lịch sử. Nào, tiếp sau đây chúng ta cùng xem qua nội dung chi tiết của từng ngày lễ nhé! 

Ngày chiêu hòa (29/4)

Ngày chiêu hòa (29/4)

Ngày Chiêu Hòa (昭和の日) được chọn làm ngày lễ quốc dân, mang ý nghĩa "nhìn lại thời đại Chiêu Hòa phục hưng sau những năm tháng đầy biến động, và hướng về tương lai của đất nước". Vào thời đại Chiêu hòa (1926~1989) đã có nhiều thảm họa xảy ra, như vụ nổ bom tại Hiroshima và Nagasaki trong Chiến tranh thế giới thứ hai khiến Nhật Bản trải qua nhiều ngày gian khó. Nhưng sau khi chiến tranh qua đi, đất nước dần được hồi phục và phát triển kinh tế vượt bậc với tốc độ cao.

Xem thêm chi tiết: 

Ngày kỷ niệm hiến pháp (3/5)

Ngày kỷ niệm hiến pháp (3/5)

Ngày lễ quốc dân được ban hàng vào năm 1948, mang ý nghĩa "kỷ niệm việc thực thi hiến pháp Nhật Bản và kỳ vọng sự phát triển của đất nước". Nói đơn giản hơn thì đây là ngày kỷ niệm luật hiến pháp Nhật Bản được ban hành.

Dù ở Nhật không có nhiều sự kiện và phong tục đặc biệt cho Ngày kỷ niệm hiến pháp, nhưng những năm gần đây các hội nghị chuyên đề, diễn đàn và các cuộc hôi thảo liên quan đến hiến pháp được tổ chức trên khắp toàn quốc. Bên cạnh đó, tuần lễ từ ngày 1/5 đến 7/5 còn được gọi là Tuần lễ hiến pháp.

Xem thêm chi tiết: 

Ngày Màu Xanh (4/5)

Ngày Màu Xanh (4/5)

“Ngày Màu Xanh” là ngày lễ nhằm tỏ lòng quý trọng đến thiên nhiên và cây xanh lá. Cái tên bắt nguồn từ việc Thiên Hoàng thời Showa thường tham dự các lễ hội trồng cây xanh trên toàn quốc, và quan tâm đến hoạt động trồng cây khi còn đương nhiệm, thể hiện tính quan trọng trong vấn đề môi trường thời hiện đại. Các thành viên trong cơ quan chuyên môn cho rằng “Thiên hoàng rất am hiểu về thực vật, lại còn yêu thiên nhiên nên rất thích hợp với tên gọi màu xanh”.

Nhằm khơi gợi sự quan tâm, yêu thích của con người đối với cây cỏ, rừng rậm, đa số các vườn kiểng trên toàn nước Nhật sẽ hoạt động miễn phí. Sự kiện phân phát cây giống cũng được tổ chức tại các công viên quốc gia. Sở thú, thủy cung, bảo tàng dù không liên quan nhiều đến cây kiểng nhưng một phần cũng cho vào cổng tham quan miễn phí.

Xem thêm chi tiết: 

Ngày thiếu nhi (5/5)

Ngày thiếu nhi (5/5)

Ngày 5 tháng 5 hàng năm là Ngày Thiếu nhi tại Nhật Bản. Ngày này được công nhận là ngày lễ quốc dân từ sau năm 1948. Vào ngày lễ, mọi người sẽ cầu chúc cho các bé, đặc biệt là các bé trai phát triển khỏe mạnh, đồng thời tỏ lòng cảm ơn cha mẹ, những người đang nuôi dưỡng con nhỏ. Trước khi được công nhận là ngày lễ quốc dân, ngày này được biết đến với tên gọi “Tango no Sekku” và là một trong 5 nghi lễ hàng năm. Ngày lễ truyền thống “Tango no Sekku” nối tiếp từ thời đại Nara (năm 710 đến năm 794) nhằm cầu chúc cho các bé trai mau chóng trưởng thành và nhìn nhận cha mình.

Xem thêm chi tiết: 


Bài viết liên quan

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm