Cách đón giao thừa tại Nhật Bản

Ngày 31/12 cuối năm còn được gọi là “Ōmisoka” tại Nhật Bản. Người Nhật có rất nhiều tập tục cần phải làm vào ngày này. Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu về nguồn gốc và những hoạt động của người Nhật vào ngày lễ giao thừa. Những điều này sẽ giúp bạn khám phá được một mặt thú vị khác của Nhật Bản nếu có dịp du lịch cuối năm cũng không biết chừng!

Giao thừa là gì?

Giao thừa là ngày lễ vào 31/12 cuối năm. Trong âm lịch, “Misoka” có ý nghĩa là “ngày cuối tháng”, và ngày cuối tháng của một năm được gọi là “Ōmisoka (=giao thừa)”. Cho đến ngày nay, mặc dù cách dùng từ “Misoka” không còn nhiều, nhưng ngày giao thừa cuối năm “Oomisoka” thì vẫn còn tồn tại.

Gõ chuông đêm giao thừa

Joya no Kane(除夜の鐘)- Đánh chuông đêm giao thừa là sự kiện Phật giáo tiếp diễn từ đêm 31/12 sang năm mới. Trong thời gian đó, chuông chùa sẽ được đánh 108 lần. Nhiều chùa viện sẽ đánh 107 lần trước năm mới, và sang năm sẽ đánh 1 lần. Mang ý nghĩa vứt bỏ điều cũ, đón nhận điều mới, tiếng chuông đêm giao thừa sẽ bỏ hết những phiền muộn của năm cũ. Việc đánh chuông 108 lần có nhiều truyền thuyết, song nổi tiếng nhất là phiền não của con người có 108 loại, nên để xua tan từng điều một cần đánh chuông 108 lần.

Ăn mì Toshikoshi Soba đón năm mới

Toshikoshi Soba chỉ hoạt động ăn mì soba đón năm mới vào tối giao thừa. Phong tục ăn mì soba đã bắt nguồn từ thời đại Edo xa xưa. Vì sao lại ăn mì soba đón năm mới? Lý do là vì mì Toshikoshi Soba mang nhiều ý nghĩa như “ăn sợi mì thon dài với mong muốn kéo dài tuổi thọ”, “sợi mì soba dễ đứt nên tượng trưng cho việc cắt đứt khổ nạn năm cũ”, “nguyên liệu của mì soba giúp bài trừ độc tố trong cơ thể”, “kéo dài duyên nợ trong gia đình”...

Dọn dẹp, tổng vệ sinh đến giao thừa

Cuối năm thì mọi người hay nghĩ đến việc dọn dẹp nhà cửa, nhưng chúng ta nên lau dọn xong cho đến ngày lễ giao thừa. Việc tổng vệ sinh cuối năm vào ngày giao thừa còn được gọi là “Haki-osame”. Nếu dọn dẹp vào ngày đầu năm mới thì xem như bạn sẽ “quét đi cả phúc lộc”. Vết bẩn không sạch sẽ của năm cũ thì không nên mang qua năm mới, nên làm sạch sẽ trong năm cũ cũng là phong tục của người Nhật.

Toshi no Yu - Văn hóa ngâm mình vào giao thừa

Việc ngâm hồ vào ngày giao thừa cuối năm được gọi là “Toshi no Yu”, mang ý nghĩa gỡ bỏ điều dơ bẩn của năm cũ và làm sạch sẽ cơ thể để đón năm mới. Dù ở nhà có sẵn bồn ngâm nhưng nhiều người Nhật thường đến hồ tắm công cộng để ngâm mình thư giãn trong ngày này.

Bên cạnh đó, mọi người còn quây quần bên gia đình để xem chương trình ca nhạc trực tiếp Kohaku Utagassen, hay tham gia sự kiện đếm ngược đón năm mới tại các khu phố náo nhiệt như giao lộ Shibuya. Dù đây không phải là phong tục truyền thống, nhưng là văn hóa mới mẻ vừa thịnh hành vào những năm gần đây. Nếu có dịp đến Nhật Bản trong thời gian này, bạn hãy thử trải nghiệm các hoạt động đậm chất độc đáo này nhé ^^

Bài viết liên quan  

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm