3 phút tìm hiểu! Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng lên 10% từ ngày 1/10 - Du lịch Nhật Bản sẽ có ảnh hưởng gì?

  • 1/10/2019
  • 17/2/2021
  • Monique Lu

Những bạn từng đi du lịch Nhật Bản hẳn đã từng nghe qua thuế tiêu dùng khi mua sắm. Hẳn có nhiều bạn thắc mắc tại sao giá thành hiển thị không bao gồm thuế. Lý do chính ở đây là do thuế tiêu dùng sẽ có thay đổi. Từ hôm nay (1/10) Nhật Bản sẽ tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10%. Đối với khách du lịch Nhật Bản thì việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí du lịch, song cũng có chế độ “Miễn thuế” nên có vẻ như các bạn sẽ không chịu ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, phải làm thế nào đối với những tình huống không được miễn thuế như về mặt ăn uống? Hãy cùng xem qua chi tiết nhé!

Thuế tiêu dùng là gì? Quy trình tăng thuế tiêu dùng tại Nhật

Thuế tiêu dùng là loại thuế bạn cần chi trả khi mua hàng hoặc dịch vụ. (Ngoại trừ tiền học hoặc chi phí y tế.) Hãy cùng xem qua lịch sử tăng thuế tiêu dùng tại Nhật Bản.

  • Tháng 3 năm 1989: Áp dụng chế độ tính thuế tiêu dùng 3%
  • Tháng 4 năm 1997: Tăng thuế từ 3% lên 5%
  • Tháng 4 năm 2014: Tăng thuế từ 5% lên 8%
  • Tháng 10 năm 2015: Dự định tăng thuế từ 8% lên 10% nhưng bị trì hoãn
  • Tháng 10 năm 2019: Thực hiện chế độ tăng thuế lên 10%

Chế độ “VAT relief” - Một số hạng mục vẫn được tính thuế 8%

Để tránh giảm sút động lực mua sắm của người tiêu dùng gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế do thuế tăng, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chính sách “VAT relief” nhằm duy trì thuế tiêu dùng 8% cho một số hạng mục đặc biệt.

Các hạng mục nằm trong chế độ “VAT relief”

  • Hạng mục ăn uống
  • Báo chí mua định kỳ (Các loại báo truyền thông xã hội phát hành từ 2 lần trở lên trong tuần)
  • Nhà hàng quán ăn

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn mua đồ ăn, nước uống tại cửa hàng tiện lợi và sử dụng không gian ăn uống trong tiệm (Eat-in Space) thì không được áp dụng chế độ “VAT relief”.

Thuế tiêu dùng chi trả 8% hay 10%?

Những địa điểm & sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế 8%

  • Đồ ăn mang về mua từ nhà hàng quán ăn
  • Cửa hàng tiện lợi
  • Nhà thuốc
  • Khu thương mại mua sắm
  • Thuốc bổ, thực phẩm chức năng

※ Các hạng mục ăn uống chỉ được tính trong trường hợp như trên. Ngoại trừ rượu bia.

Những địa điểm & sản phẩm đối tượng tính thuế 10%

  • Ăn uống tại các nhà hàng quán ăn
  • Sử dụng không gian ăn uống (Eat-in Space) tại các cửa hàng tiện lợi
  • Các loại rượu bia, dược phẩm y tế, mỹ phẩm làm trắng da (Quasi-drug)

Chế độ miễn thuế tiêu dùng dành cho khách du lịch nước ngoài

Chế độ miễn thuế tiêu dùng cho du khách nước ngoài bắt đầu áp dụng từ tháng 10 năm 2014, và được cải cách vào tháng 5 năm 2016 góp phần tiện lợi mua sắm cho khách du lịch. Ai đến Nhật với visa ngắn hạn đều được miễn thuế tại những cửa hàng có gắn dấu hiệu miễn thuế khi mua sắm.

Các hạng mục được miễn thuế

  • Vật dụng hàng ngày
  • Vật dụng tiêu thụ (Như giấy, bút, xăng dầu..)
  • Tổng số tiền mua hàng “vật dụng hàng ngày” và “vật dụng tiêu thụ” trong một ngày hoặc cùng một cửa hàng trên 5,000 yên

※ Bạn có thể chọn cách tính tiền “vật dụng hàng ngày” và “vật dụng tiêu thụ” riêng hoặc chung tùy thích.

※ Vật dụng tiêu thụ sẽ được đóng gói trong bao bì chuyên dụng (Có dán nhãn nhận biết trong trường hợp mở bọc), bạn không được mở bọc trước khi mang ra nước ngoài.

2 cách tính tiền miễn thuế

  1. Tính tiền với giá tiền đã được miễn thuế sẵn tại các quầy tính tiền chuyên miễn thuế. Chẳng hạn như nhà thuốc lớn hoặc cửa hàng điện máy.
  2. Tính tổng số tiền bao gồm thuế, sau đó làm thủ tục miễn thuế tại quầy miễn thuế và nhận trả phần tiền thuế tiêu dùng. Chẳng hạn như khu mua sắm hoặc cửa hàng tạp hóa như Loft. Có nhiều trường hợp tốn tiền lệ phí.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm