5 câu chuyện và truyền thuyết dân gian Nhật Bản không phải ai cũng biết

Five Lesser-Known Japanese Folk Tales and Legends

Nhờ sự phổ biến của anime và manga một số truyền thuyết và câu chuyện dân gian của Nhật Bản đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều câu chuyện ít được biết đến. Văn hóa dân gian của Nhật Bản là sự kết hợp các khía cạnh của hai nền tôn giáo chính tại Nhật là Thần đạo và Phật giáo cũng như các câu chuyện từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nơi khác. 

Đây là cả một thế giới huyền ảo kỳ diệu, nơi mà bạn có thể chiêm nghiệm ra những bài học sâu sắc. Konjaku Monogatarishu là tên của bộ truyện cổ có từ thời Heian và nó chứa tới hơn 1000 câu chuyện các loại. Tại hầu hết các quốc gia khác, truyện dân gian được cho là những câu chuyện được truyền miệng hoặc qua bài hát thì ở Nhật Bản truyện dân gian có thể bao gồm cả những câu chuyện viết.

1. Urashima-Taro

Urashima-Taro

Truyền thuyết về Urashima Taro có niên đại từ thế kỷ thứ 8 ở dạng nguyên bản. Ngoài ra, nó còn có nhiều biến thể khác và là món ăn tinh thần yêu thích của trẻ em qua suốt nhiều năm. Câu chuyện xuất hiện trong sách của học sinh tiểu học, trong các bài hát học đường và thậm chí còn là nguồn cảm hứng cho một trong những tác phẩm anime đầu tiên phát hành vào năm 1918.

Câu chuyện giải cứu rùa

Khi đang đi câu cá, một thanh niên tên Urashima-Taro đã phát hiện một con rùa đang bị một nhóm trẻ em hành hạ. Anh vội chạy đến cứu nó và thả nó trở lại nước. Vài ngày sau, anh ta được con rùa đến thăm. Con rùa nói với Taro rằng thực ra, anh đã cứu mạng con vật cưng quý giá của Otohime, con gái của Ryujin, hoàng đế của biển cả.

Để cảm ơn Taro, hoàng đế đã mời anh cưỡi rùa đến thăm Cung điện của Long Thần, Ryugu. Tại đây, anh được hoàng đế cùng người con gái mang tên Otohime, người có con rùa cưng đã được anh cứu hôm trước nhiệt thành chào đón. Taro nhanh chóng phải lòng cô gái ấy. Sau một thời gian chung sống cùng cô gái, Taro trở nên nhớ nhà và nói với Otohime rằng anh ấy muốn quay trở lại đất liền. Buồn bã, cô đưa cho anh một chiếc hộp nạm ngọc và cảnh báo anh tuyệt đối không được mở nó ra. Khi trở lại đất liền, Taro phát hiện ra rằng trong khi anh ở dưới nước chỉ mới vài ngày thì tại nơi đây đã trải qua rất nhiều năm. Không còn gia đình và bạn bè của mình bên cạnh nữa, anh ta hoặc là quên hoặc là cố tình phớt lờ lờI cảnh báo của cô gái mà mở chiếc hộp nạm ngọc ra. Ngay lập tức anh ta trở thành một ông già tóc bạc trắng.

Trong một biến thể khác, câu chuyện kết lại bằng một cái kết có hậu hơn: Chiếc hộp có cả thảy ba tầng. Một tầng chứa đôi cánh của chim hạc, một tầng có khói trắng và một tầng có gương. Khi Urashima biến thành một ông già, anh ấy nhìn mình trong gương và đôi cánh gắn liền với anh, biến anh trở thành một con chim. Otohime cũng đã biến mình thành một con rùa và đến thăm Urashima ở bãi biển. Hạc và rùa là biểu tượng của sự trường thọ ở Nhật Bản. Đây cũng là biểu tượng của một tình yêu lâu dài cho đôi lứa yêu nhau. 

2. Hanasaka Jiisan

Hanasaka Jiisan

Câu chuyện về Hanasaka Jiisan là một câu chuyện hấp dẫn với một đạo lý rõ ràng. Đây là câu chuyện phổ biến trong các gia đình nhưng mỗi độc giả lại rút ra được bài học cho riêng mình.

Ông lão làm cho hoa nở sớm

Sống một cuộc sống bình lặng, một cặp vợ chồng già đã tìm một con chó con và nhận nuôi nó. Ngày ngày, họ tận hưởng sự đồng hành và niềm vui mà con chó nhỏ mang lại. Một hôm, trong khi đào bới trong khu vườn của họ, con chó nhỏ phát hiện ra một hộp vàng. Nó đã khiến cho những người chủ vốn không mấy khá giả của mình vô cùng vui sướng. Thấy vậy, người hàng xóm của họ đã mượn con chó và để nó đào trong vườn của ông ta với hy vọng nó cũng có thể giúp ông trở nên giàu có. Thật không may, con chó chỉ đào được xương. Người hàng xóm vô cùng tức giận nên đã giết chết con chó rồi nói với những người hàng xóm rằng nó đã tự nhiên mà chết. Cặp vợ chồng già chôn con vật cưng yêu quý của mình bên dưới gốc cây tại nơi nó đã tìm thấy kho báu cho họ. Ngay sau đó, người chủ nằm mơ thấy con chó của mình bảo ông hãy chặt cây lấy gỗ làm thành một cái cối. Ông làm theo đúng như vậy. Cặp vợ chồng lại được ăn mừng một lần nữa khi bất cứ hạt gạo nào bỏ vào trong cối đều lập tức biến thành vàng. Người hàng xóm lại đến mượn cái cối, nhưng gạo của ông ta chẳng biến thành vàng mà chỉ biến thành những thứ quả chua. Ông ta đập tan chiếc cối ra thành từng mảnh. Đêm đó, con chó lại xuất hiện trong giấc mơ của người chủ. Con chó bảo ông hãy rắc tro lên cây anh đào. Ngay sáng hôm sau, ông đã làm đúng theo lời dặn. Khi những cây anh đào nở hoa, một daimyo (lãnh chúa thời phong kiến) đi qua đã rất ấn tượng. Lãnh chúa đã thưởng cho cặp vợ chồng già rất nhiều quà. Người hàng xóm rất ghen tức nên cũng cố gắng tự rải tro, nhưng tro rải ra lại bay hết vào mặt lãnh chúa, khiến lãnh chúa tức giận đến mức tống người hàng xóm vào ngục. Cuối cùng khi trở về, ông ta còn bị cả dân làng quay lưng vì những hành vi xấu tính mà mình gây ra, buộc ông ta phải đi tìm một nơi ở mới.

3. Bunbuku Chagama

Bunbuku Chagama

Bunbuku Chagama là một trong những câu chuyện ngắn hơn, khác thường hơn, kể về tanuki- một trong những sinh vật nổi tiếng của Nhật Bản. Tên của câu chuyện có nghĩa là hạnh phúc sủi bọt như một ấm trà. Câu chuyện này có cốt truyện tương tự như nhiều câu chuyện khác thể hiện sự hy sinh và lòng tốt sẽ được báo đáp.

Câu chuyện về chú chồn biến hình

Vào một đêm, một người đàn ông địa phương phát hiện một chú tanuki bị mắc bẫy. Ông thấy thương con vật nên đã giải thoát cho nó. Tối hôm đó, chú tanuki đến thăm nhà người đàn ông và để tỏ lòng cảm ơn, nó đã biến hình thành ấm trà rồi thúc giục người đàn ông nghèo bán nó với giá hời. Người đàn ông bán ấm trà cho một nhà sư. Khi nhà sư vừa đặt chiếc ấm lên trên ngọn lửa thì chú tanuki không thể chịu được sức nóng mà ngay lập tức quay lại hình dạng ban đầu. Mặc dù mới biến hình được một nửa nhưng chú tanuki đã vội vàng bỏ chạy ngay khi đôi chân vừa xuất hiện.

4. O-Tsuki-sama no o-tsukai

O-Tsuki-sama no o-tsukai

Những câu chuyện về thỏ trên mặt trăng của Nhật Bản Được cho là bắt nguồn từ một câu chuyện Phật giáo. Chúng tuy ngắn nhưng không hề ngọt ngào một chút nào. Bạn có thể nhìn thấy những hình ảnh về thỏ cùng mặt trăng lưỡi liềm khắp mọi nơi ở Nhật Bản, từ hộp cơm đến các đồ văn phòng phẩm nhưng ít ai biết rằng những câu chuyện về chúng đã trải qua hành trình dài như thế nào.

Câu chuyện về những chú thỏ trên mặt trăng

Câu chuyện này có các biến thể khác nhau khi được truyền từ vùng này qua vùng khác. Nội dung câu chuyện kể về một đêm nọ, người đàn ông trên mặt trăng quyết định xuống thăm trái đất. Trong vai một du khách vô gia cư, anh gặp ba con vật là cáo, khỉ và thỏ rừng. Anh nhờ ba con vật giúp anh ta tìm thức ăn và sau đó, mỗi con vật đều mang cho anh những lễ vật của chúng. Cáo thì mang cá, khỉ mang trái cây còn mình thỏ thì chỉ biết dâng lên những nắm cỏ. Tiếp đó, thỏ nói ra đề xuất nhỏ của mình đó là nó muốn anh hãy nhóm lên một ngọn lửa và rồi khi lửa cháy thì hãy đem nướng nó trong ngọn lửa ấy. Cảm động trước sự hy sinh của thỏ, người đàn ông trên mặt trăng vội vã trở lại hình dạng thật của mình và cứu thỏ khỏi đám lửa. Anh đưa cậu quay trở lại mặt trăng cùng với mình. Kể từ đó, người ta nói rằng khi nhìn lên mặt trăng, bạn có thể trông thấy hình dạng của một con thỏ đang giã bánh mochi trên đó.

5. Saru Kani Gassen - Trận chiến giữa Cua và Khỉ

Saru Kani Gassen - The Crab and Monkey Battle

Thêm một câu chuyện nữa dựa trên động vật, cuộc chiến giữa cua và khỉ là một câu chuyện mang nhiều ý nghĩa về sự trả thù. Câu chuyện xuất hiện trong các ghi chép gần đây hơn, có niên đại sớm nhất vào năm 1885. Tuy nhiên người ta tin rằng câu chuyện được truyền miệng từ trước cả những ghi chép ấy.

Câu chuyện về cuộc xung đột giữa Cua và Khỉ

Một ngày nọ, một con cua tìm thấy một nắm cơm khi đang đi dạo, nhưng lại nhanh chóng bị một con khỉ phát hiện. Khỉ đã thuyết phục Cua đổi nắm cơm lấy hạt giống quả hồng. Cua quyết định gieo hạt và chẳng bao lâu đã thành một cây hồng trĩu quả. Thế nhưng Cua lại không thể với được lên để hái quả. Thấy vậy, Khỉ lại đề nghị được trèo lên cây và hái quả, thế nhưng, Khỉ ở trên cây chỉ ăn một mình và còn ném quả vào Cua ở bên dưới. Cua rất tức giận nên đã đẻ ra bọc trứng rồi chết.

Khi bọc trứng nở ra, những con cua tập hợp thành từng nhóm dưới dạng hạt dẻ, phân bò,con ong và chiếc cối. Chúng lẻn đến nhà của khỉ và mỗi nhóm ở một nơi ẩn náu đặc biệt chờ đợi khỉ quay lại. Khi trở về, tong khi Khỉ đang cố gắng nhóm lửa thì bị đám hạt dẻ làm cho bị bỏng. Khỉ vội lao vào xô nước thì lại bị ong đốt. Khỉ buộc phải chạy ra khỏi nhà. Trên đường chạy, nó lại bị trượt ngã bởi bãi phân bò. Khi vừa ra đến bên ngoài, Khỉ liền bị nghiền nát bởi chiếc cối rơi từ trên mái nhà xuống.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm