Sự độc đáo trong hương vị và chủng loại gạo - thứ không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản.

Chủ đạo trong văn hóa ẩm thực của người Nhật đó là cơm trắng. Trên thế giới ước tính có khoảng 2000 loại gạo khác nhau và Nhật Bản sản xuất loại gạo japonika là chủ yếu. Với độ tròn hình bầu dục khi nấu lên có độ dẻo thơm và độ bóng đặc trưng. Lần này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số loại gạo đặc trưng và được sử dụng nhiều nhất ở Nhật Bản. Nếu đã đến Nhật bạn nhất định hãy ăn thử một lần nhé!


Gạo koshihikaari được trồng với diện tích lớn nhất Nhật Bản, gạo đặc trưng về độ dẻo, độ bóng và hương thơm.

Nhắc đến gạo Nhật Bản, tiêu biểu nhất là gạo koshihikari. Được bắt nguồn từ tỉnh Fukui, cho đến nay ngoài Hokkaido và Okinawa thì loại gạo này được trồng khắp Nhật Bản. Với sự đặc trưng về độ dẻo, độ bóng, và mùi hương rất thơm, gạo koshihikari rất phù hợp với tất cả các loại thức ăn mặn và nhạt. Chính đặc tính đó, loại gạo này không thích hợp với các món ăn mà không cần quá chú trọng đến độ dẻo của cơm như cơm bò, hay các món ăn với đồ chiên. Gần đây, gạo koshihikari đã được trồng ở Mỹ và các nước trên thế giới.


Gạo hitomebore với đặc trưng về độ dẻo và hạt to.

Đứng sau koshihikari về sản lượng sản xuất là loại gạo hitomebore. Năm 1993 Nhật Bản phải hứng chịu một đợt lạnh rất lớn. Chính vì vậy họ đã cải biên lai tạo để sản xuất ra một giống gạo mới thích ứng với điều kiện thời tiết như vậy. Loại gạo mới này được lai tạo từ gạo sasanishiki và được trồng đầu tiên tại tỉnh Miyagi. Hiện nay gạo hitomebore được trồng tập trung tại các tỉnh phía Đông Bắc. Hitomebore nổi bật nhất là độ dẻo thơm và hạt to. So với các loại gạo khác, khi thưởng thức gạo này, cảm giác mềm dẻo cân bằng luôn để lại dư vị cho người yêu ẩm thực.

Nổi bật nhất vùng Kyusyu là gạo hinohikari

Đứng thứ 3 về diện tích trồng và sản lượng là gạo hinohikari. Ở phía Bắc hay Đông Bắc thường không hay sản xuất loại gạo này, nhưng ở vùng phía Nam như Kyushu hay Shikoku thì loại gạo này rất nổi tiếng và được ưa chuộng. Được bắt nguồn từ tỉnh Miyasaki với đặc trưng là hạt nhỏ và mềm dẻo. Về hương vị, gạo hinohikari gần giống gạo koshihikari nhưng giá cả lại phù hợp hơn với người tiêu dùng cũng như phù hợp với tất cả các loại thức ăn.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm