Những sự thật thú vị về Samurai có thể bạn chưa biết!

samurai

Khi nói về Nhật Bản, một trong những hình ảnh thần thoại nhất khiến người ta nhớ đến đó là các võ sĩ đạo samurai đáng sợ hoặc những chiến binh chính thống.

Vậy samurai là gì? Bạn thật sự biết bao nhiêu về những chiến binh tuyệt vời này? Từ bộ giáp cho đến trình độ học vấn, chúng mình sẽ giới thiệu tất tần tật những sự thật hàng đầu về samurai mà bạn có thể chưa biết! 

Samurai là ai?

Samurai là tên gọi tầng lớp quan chức, hoặc võ sĩ từ thời cổ đại cho đến trung đại của Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, "samurai (hay động từ samurau)" còn có nghĩa là "phục tùng", "phục dịch". 

Samurai chiến đấu trực diện và rất coi trọng danh dự của bản thân. Dựa theo lịch sử, ý tưởng về Samurai bắt nguồn từ thế kỉ thứ 10. Số lượng samurai thống lĩnh địa phương gia tăng cùng với chức tướng quân. Tuy nhiên lúc bước vào hiện đại hóa, sự tồn tại của samurai lại giảm dần, và theo lời truyền miệng thì samurai cuối cùng đã được nhìn thấy vào năm 1867.

Những sự thật về võ sĩ đạo Samurai có thể bạn chưa biết

1. Katana bắt nguồn từ nước khác

katana

Đúng vậy! Katana (Kiếm samurai) đã trở thành một trong những vũ khí nổi tiếng nhất trên thế giới, nhưng những thanh kiếm katana này thật ra lần đầu được nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc vào thời xa xưa. Những thanh kiếm có lưỡi thẳng thay vì lưỡi cong dần thịnh hành tại Nhật khi các samurai bắt đầu cưỡi ngựa.

2. Số lượng samurai tồn tại nhiều hơn bạn nghĩ

Samurai thường được miêu tả là một nhóm chiến binh nhỏ và bí mật, song thật ra samurai tồn tại khá đại trà từ xưa. Trên thực tế, các ghi chép chính thức cho thấy vào thời điểm nhất định, có tới 10% dân số Nhật Bản là samurai, đồng nghĩa với việc đa phần người dân ngày nay sẽ có một thành viên trong gia đình từng là võ sĩ đạo.

3. Samurai không chỉ là những chiến binh

Có thể bạn cho rằng các samurai chỉ là những chiến binh không hơn không kém, nhưng thật ra hầu hết họ đều có trình độ học vấn cao. Samurai được xem là giới quý tộc ở Nhật Bản, thường có tỷ lệ biết chữ cao cũng như được đào tạo về các môn học như toán. Những kỹ năng khác như thư pháp, thơ ca và trà đạo nổi tiếng của Nhật Bản cũng được lưu truyền cho samurai. Tuy nhiên, có lẽ đáng kinh ngạc nhất trong tất cả các kỹ năng của họ là nghệ thuật cắm hoa, một thế giới khác xa so với hình ảnh hung tợn của họ.

4. Samurai không hẳn đến từ Nhật Bản

samurai

Nhiều người xem bộ phim “Võ sĩ đạo cuối cùng” do Tom Cruise thủ vai chính có thể đã bật cười với ý tưởng người phương Tây trở thành samurai, nhưng điều này đã thật sự xảy ra vào thời xưa. Không chỉ người Nhật mà nhiều người nước ngoài đôi khi cũng chiến đấu như một võ sĩ đạo samurai, và được trao cho thanh kiếm đặc biệt của riêng họ cùng cái tên tiếng Nhật đi kèm với nó. Một số chiến binh samurai phương Tây nổi tiếng bao gồm cả nhà thám hiểm, sĩ quan hải quân và những người buôn bán vũ khí.

5. Võ sĩ samurai không phải lúc nào cũng mang theo kiếm katana bên mình

samurai

Trong văn hóa đại chúng, samurai và thanh kiếm của anh ta là hình thể không thể tách rời, song thực tế có cả thời kỳ dài samurai thậm chí không mang theo kiếm katana bên mình. Thay vào đó, vũ khí được lựa chọn là cung tên, về sau họ mới bắt đầu sử dụng kiếm. Một trong những lý do cho sự thay đổi này là vì các samurai bắt đầu chiến đấu trên lưng ngựa nhiều hơn trước, và kiếm sẽ dễ sử dụng hơn cung tên.

6. Có cả nữ võ sĩ samurai!?

nữ samurai

Hầu hết mọi người nghĩ samurai chỉ là nam giới, song nữ samurai cũng luôn tồn tại. Những phụ nữ chiến đấu như một samurai được gọi là Onna Bugeisha và có nhiều tài liệu lịch sử đề cập về họ vào những năm 1500. Trong một số trận chiến, có đến một phần ba số võ sĩ samurai là phụ nữ.

7. Võ sĩ samurai luôn đặt tên cho thanh kiếm katana của mình

Việc samurai luôn có tên cho thanh kiếm của mình là sự thật. Vì thanh kiếm samurai được cho là hình thể thiêng liêng và xứng đáng với biệt danh của nó.

8. Samurai là những người theo chủ nghĩa hòa bình

Mọi người thường nghĩ rằng samurai thích chiến đấu và có hình ảnh ngỗ ngược, song thực tế lại không phải vậy. Samurai là những nhà quý tộc và được dạy chỉ sử dụng kiếm võ sĩ đạo như một phương sách cuối cùng nếu có hỗn chiến. Một phần lý do là vì những vũ khí này được xem là thiêng liêng, và các samurai được dạy không được sử dụng tùy tiện trừ khi xảy ra giao tranh.

9. Áo giáp samurai được quân đội Mỹ sử dụng

Bộ giáp của các samurai được thiết kế với trọng lượng nhẹ, giúp dễ di chuyển. Phần lớn được làm từ sơn mài buộc lại với nhau bằng dây lụa hoặc dây da. Trái ngược với các loại áo giáp khác được sử dụng vào thời đó, chẳng hạn như mảng giáp cồng kềnh mà các hiệp sĩ phương Tây mặc, áo giáp samurai được xem là đi trước thời đại và được quân đội Hoa Kỳ áp dụng. Ít ai biết rằng những chiếc áo khoác mỏng của quân nhân ngày nay được mô phỏng theo áo giáp samurai nguyên bản.

10. Thanh kiếm katana là một phần linh hồn của samurai

katana

Kiếm samurai hay katana được xem như một phần linh hồn của võ sĩ đạo. Bất kỳ ai không phải là samurai đều không được phép mang kiếm samurai và sẽ nhận án tử hình nếu làm trái phép tắc. 

Lịch sử về võ sĩ đạo Samurai

Samurai vào thời đại Heian

samurai heian

Thông qua chế độ tư nhân hóa tài sản (※vùng đất mới do tư nhân khai thác sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó) được cải cách vào thời bấy giờ, những người nông dân đã phát triển đất đai chưa khai thác nhằm lập nghiệp và xây dựng tài sản. Từ đó, nông dân dần tự trang bị năng lực tự vệ, thành lập nhóm đoàn để các thế lực mạnh hơn không thể lấy đi đất đai mà họ đã tự tay gầy dựng. Những nhóm người này được gọi là "Võ sĩ đoàn" (武士団 Bushi-dan).

Đây là sự ra đời của võ sĩ, về sau được gọi là samurai.

Samurai và Kimono vào thế kỷ 12

samurai kimono

Xuất thân từ tầng lớp nhà nông, địa vị của samurai thời bấy giờ ở vị trí thấp nhất. Nhưng càng về sau, giá trị tồn tại của võ sĩ đạo samurai càng được nâng cao, đặc biệt là thông qua trận chiến Hogen No Ran (保元の乱) vào năm 1156, tầm quan trọng của võ sĩ đạo lại càng được để mắt đến. Bên cạnh đó cũng có lời kể rằng loại kiếm hình cong đặc trưng của samurai đã lần đầu tiền được làm ra trong trận chiến này.

Samurai và Kimono vào thế kỷ 16

Từ ngữ "samurai" ra đời vào thế kỷ 16. Thời bấy giờ, nhiệm vụ của samurai là theo hầu vị chủ nhân mà mình đi theo chứ không phải là tham gia các cuộc chiến.

Samurai và Kimono vào thời đại Edo 

Tầng lớp địa vị vào thời Edo được gọi là "Sĩ Nông Công Thương" (士農工商 chiến sĩ - nông dân - công nhân - thương nhân), và tầng lớp võ sĩ được bao gồm ở chữ "Sĩ", thuộc cấp bậc cao nhất. Samurai có lãnh thổ riêng và tham gia các cuộc chinh chiến. Đặc biệt đối với các samurai có cấp bậc cao, có một cách gọi đặc trưng là "Văn võ song toàn" (文武両道 thông thạo kỹ năng chiến tranh và kỹ năng văn học). Bằng cách nghiêm giữ những điều này, bản thân các võ sĩ đạo mang trong niềm tự hào rằng mình là một chiến binh samurai!

Samurai và Kimono vào thời Minh Trị Duy Tân 

Minh Trị Duy tân là cuộc cách mạng chuyển từ Mạc phủ Edo sang việc thành lập chính phủ Minh Trị. Sau khi Phó Đề đốc của Hải quân Hoa Kỳ Matthew C. Perry sang Nhật để học hỏi về năng lực kinh tế và quân sự Âu Mỹ, Nhật Bản đã bị chia rẽ giữa những người muốn mở cửa đất nước và những người muốn giữ sự cô lập, bế quan tỏa cảng như thời bấy giờ. Cuộc cách mạng này được các samurai cấp cao thực hiện vì lợi ích của đất nước và nhân dân.

Chế độ Sĩ Nông Công Thương bị bãi bỏ, võ sĩ chọn từ bỏ vị trí cấp cao của bản thân để tuyên bố bình đẳng. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân lớn giúp Nhật bắt kịp các nước phương Tây về mặt phát triển kinh tế lẫn kỹ thuật công nghệ. Có thể nói, nhờ sự hy sinh quên mình của các võ sĩ đạo đi đầu mà Nhật Bản đã có được sự phát triển hùng mạnh như ngày nay. 

Vai diễn Samurai trong kịch Kabuki Nhật Bản truyền thống 

samurai kabuki

Kabuki là một loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản. Người xem có thể nhận biết các diễn viên đóng vai gì thông qua trang phục cũng như cách nói chuyện đặc trưng. Vai diễn trong kịch kabuki thường chia thành các vai chính như: vai chính diện (立ち役 / tachiyaku), vai nữ do nam đóng (女方 / Onnagata), vai nhí (子役 / koyaku), vai diễn không phải là con người... Vai chính diện ở đây thường chỉ nhân vật nam trẻ, tốt bụng, còn ngược lại là vai kẻ địch hung ác (敵役 / katakiyaku). Vai chính diện còn được phân loại chi tiết như "実事 / jitsugoto", "和事 / wagoto", "荒事 / aragoto". 

"Jitsugoto" thể hiện lối diễn của nhân vật anh dũng, quyết đoán. Tiêu biểu thì có vai Ohboshi Yuranosuke trong vở Kho bạc của trung thần (仮名手本忠臣蔵/ Kanadehon Chushin Gura), hay vai Saitou Bettou Sanemori trong vở Sanemori Monogatari (実盛物語).

Kho bạc của trung thần là tác phẩm kể về lòng trung thành và cuộc chiến đánh bại kẻ thù của võ sĩ đạo, lấy bối cảnh thời đại Nanbokucho, thay cho câu chuyện đánh địch của Ako Ronin vào thời Edo có thật. Hình mẫu của Ohboshi Yurasuke là thuộc hạ chính của miền Akaho, Oishi Yoshio.

Trang phục của Ohboshi Yurasuke là "黒羽二重半着付 黒龍紋大小霰裃 / kurohabutae hangitsuke kuroryuumon daishouarare kamishimo). Đây có thể nói là chính phục của võ sĩ đạo. Trên trang phục có gia huy "Migi futatsu domoe" của gia tộc Oishi, vì vậy có thể dễ dàng phân biệt.

samurai

Ngoài ra, để tái hiện hình ảnh nhân vật võ sĩ đạo công tư phân minh, dũng cảm đối mặt với gian nan, lối trang điểm cũng có phần nhẹ nhàng, lấy màu trắng làm nền và màu nâu hoặc đen để làm điểm nhấn cho vùng mắt. Còn có trường hợp làm mờ phần tóc mai hoặc dưới cằm để biểu hiện nét mặt sau khi cạo râu một cách chi tiết. Hành động cũng tương đối có phần hạn chế.

So với lối diễn "jitsugoto" thì "aragoto" thể hiện nét mặt táo bạo hơn, trang phục cũng bắt mắt nổi bật, cộng thêm hành động, lời nói mạnh mẽ tạo nên tính cách nhân vật hung tợn. Sau đây chúng ta cùng xem qua ví dụ của vở kịch Sổ tay bí truyền Sugawara (菅原伝授手習鑑) nào.

Shiradayu, người theo hầu cho nhân vật chính của câu chuyện, Kansoujyou có ba cậu con trai. Người anh cả Umeoumaru thì theo hầu Kansoujyou, Người em trai Matsuo Maru thì được Kansoujyou và Thân Vương Saisei gửi đến Dazaifu. Và người em trai Tokiyo Shinno thì là toneri theo hầu cho Thân Vương Saisei. Toneri là những người phục vụ cho tầng lớp hoàng gia, quý tộc và đảm nhiệm chức hộ vệ.

Umeoumaru là vai chính đánh bại kẻ xấu bằng năng lực phi thường. Trên trang phục của nhân vật có thêu hình hoa mận, cùng hoa văn ca rô màu tím lớn nhằm nhấn mạnh tạo hình nhân vật là một đứa trẻ. Đai thắt lưng hình ống có vải bông bên trong dài đến 3 mét.

鬢 (bin) là kiểu tóc kinh điển thường được áp dụng cho loại kịch "aragoto", thường dùng dụng cụ 車鬢 (kuruma bin) để tạo hình. Kuruma bin là vật dụng dùng để buộc tóc sang hai bên, chia thành vài phần và buộc chắt lại sau khi tạo hình. 

Bài viết liên quan về Samurai:

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm