Lịch sử về Kimono của võ sĩ đạo Samurai Nhật Bản

Samurai’s Kimono with History

Khi nói về Nhật Bản, hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến hình tượng võ sĩ đạo samurai. Không chỉ để lại ấn tượng cho hậu thế bởi cốt cách và tinh thần cao quý của một chiến binh, mà có ai để ý rằng những bộ trang phục kimono của samurai trông rất ngầu? Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về các loại kimono truyền thống mà các samurai đã từng mặc, cũng như các lịch sử và vai trò của võ sĩ đạo thông qua nhiều thời đại khác nhau nhé.  

Samurai và Kimono vào thời đại Heian

Samurai and Kimono of the Heian Period

Thông qua chế độ tư nhân hóa tài sản (※vùng đất mới do tư nhân khai thác sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó) được cải cách vào thời bấy giờ, những người nông dân đã phát triển đất đai chưa khai thác nhằm lập nghiệp và xây dựng tài sản. Từ đó, nông dân dần tự trang bị năng lực tự vệ, thành lập nhóm đoàn để các thế lực mạnh hơn không thể lấy đi đất đai mà họ đã tự tay gầy dựng. Những nhóm người này được gọi là "Võ sĩ đoàn" (武士団 Bushi-dan).

Đây là sự ra đời của võ sĩ, về sau được gọi là samurai.

Samurai và Kimono vào thế kỷ 12

Samurai and Kimono from the Early 12th Century

Xuất thân từ tầng lớp nhà nông, địa vị của samurai thời bấy giờ ở vị trí thấp nhất. Nhưng càng về sau, giá trị tồn tại của võ sĩ đạo samurai càng được nâng cao, đặc biệt là thông qua trận chiến Hogen No Ran (保元の乱) vào năm 1156, tầm quan trọng của võ sĩ đạo lại càng được để mắt đến. Bên cạnh đó cũng có lời kể rằng loại kiếm hình cong đặc trưng của samurai đã lần đầu tiền được làm ra trong trận chiến này. 

Samurai và Kimono vào thế kỷ 16

Từ ngữ "samurai" ra đời vào thế kỷ 16. Thời bấy giờ, nhiệm vụ của samurai là theo hầu vị chủ nhân mà mình đi theo chứ không phải là tham gia các cuộc chiến.

Samurai và Kimono vào thời đại Edo

Tầng lớp địa vị vào thời Edo được gọi là "Sĩ Nông Công Thương" (士農工商 chiến sĩ - nông dân - công nhân - thương nhân), và tầng lớp võ sĩ được bao gồm ở chữ "Sĩ", thuộc cấp bậc cao nhất. Samurai có lãnh thổ riêng và tham gia các cuộc chinh chiến. Đặc biệt đối với các samurai có cấp bậc cao, có một cách gọi đặc trưng là "Văn võ song toàn" (文武両道 thông thạo kỹ năng chiến tranh và kỹ năng văn học). Bằng cách nghiêm giữ những điều này, bản thân các võ sĩ đạo mang trong niềm tự hào rằng mình là một chiến binh samurai! 

Samurai và Kimono vào thời Minh Trị Duy Tân

Minh Trị Duy tân là cuộc cách mạng chuyển từ Mạc phủ Edo sang việc thành lập chính phủ Minh Trị. Sau khi Phó Đề đốc của Hải quân Hoa Kỳ Matthew C. Perry sang Nhật để học hỏi về năng lực kinh tế và quân sự Âu Mỹ, Nhật Bản đã bị chia rẽ giữa những người muốn mở cửa đất nước và những người muốn giữ sự cô lập, bế quan tỏa cảng như thời bấy giờ. Cuộc cách mạng này được các samurai cấp cao thực hiện vì lợi ích của đất nước và nhân dân.

Chế độ Sĩ Nông Công Thương bị bãi bỏ, võ sĩ chọn từ bỏ vị trí cấp cao của bản thân để tuyên bố bình đẳng. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân lớn giúp Nhật bắt kịp các nước phương Tây về mặt phát triển kinh tế lẫn kỹ thuật công nghệ. Có thể nói, nhờ sự hy sinh quên mình của các võ sĩ đạo đi đầu mà Nhật Bản đã có được sự phát triển hùng mạnh như ngày nay. 

Samurai và Kimono thời hiện đại

Và ngày nay mặc dù samurai không còn tồn tại, nhưng có rất nhiều người từ tầng lớp già đến trẻ yêu thích phong cách mặc đồ như samurai, vì không chỉ thoải mái mà trông còn rất cool ngầu! Bạn có muốn thử mặc kimono của samurai và hóa thân thành một võ sĩ đạo Nhật Bản?  

Bài viết liên quan về võ sĩ đạo samurai:

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm