[Những tòa thành nổi tiếng của Nhật Bản] Tòa thành Takatori, Nara - Tòa thành bất khả xâm phạm

 Khi nhắc đến Nara, cố đô của Nhật Bản, bạn có thể sẽ nghĩ ngay đến những chú hươu dễ thương hay những bức tượng Phật tráng lệ, nhưng đối với những người yêu thích sự cổ kính của những tòa thành Nhật Bản, Nara là một nơi rất ý nghĩa với những tàn tích tòa thành trên núi mà bạn chắc chắn sẽ muốn ghé thăm đấy. Trong đó, tòa thành Takatori, được mệnh danh là "tòa thành vững chắc nhất Nhật Bản" là một điểm nhấn cho chuyến đi lần này, với địa hình dốc tự nhiên, khá hiểm trở, không ngoa khi nói rằng đây là một tòa thành bất khả xâm phạm trong thời kỳ lúc bấy giờ. 

"Tòa thành vững chắc nhất Nhật Bản" với địa hình hiểm trở tự nhiên 

 "Yamajiro" (山城) là tòa thành được xây dựng dọc theo địa hình và độ cao của một ngọn núi, tận dụng địa hình tự nhiên của ngọn núi làm lợi thế. Từ trên cao có thể nhìn rất xa, nhanh chóng nắm bắt được chuyển động của kẻ địch xung quanh tòa thành, đây được xem là một tòa thành mạnh về phòng thủ và phản công vào thời điểm lúc bấy giờ.

Trong số ba tòa thành lớn trên núi ở Nhật Bản, "tòa thành Iwamura" ở tỉnh Gifu, "tòa thành Bitchu Matsuyama" ở tỉnh Okayama và "tòa thànhTakatori" ở tỉnh Nara, thì Takatori là tòa thành có quy mô lớn nhất, với độ chênh lệch từ chân núi đến khu vực tòa tháp chính cách nhau 390m, đây được cho là độ chênh lệch cao nhất trong các tòa thành của Nhật Bản. Chu vi của tòa thành được ước tính là khoảng 30km với tổng cộng 33 cổng, 27 tháp canh, 3 tháp lâu đài nhiều tầng, được xây dựng trên đỉnh núi có độ cao 583 mét, không có gì lạ khi tòa thành Takatori được cho là tòa thành vượt tiêu chuẩn trên cả, bởi sự hoành tráng, quy mô rộng vốn có của nó. 

Chính vì vậy mà có lẽ không một kẻ thù nào có đủ dũng khí để tấn công tòa tòa thành nguy nga này cả, mà ngay cả khi có bị tấn công đi chăng nữa, chúng sẽ nhanh chóng bị hạ gục bởi những rào càn địa hình tự nhiên mà thôi. 

 Quá trình phát triển của tòa tòa thành

Tuy nhiên, tòa thành Takatori không phải là bất khả chiến bại ngay từ ban đầu. Tòa thành này thuở đầu được xây dựng vào năm 1332 được xem là một nhánh của tòa thành Kaibukiyama. Nơi này đã từng bị bỏ hoang vào năm 1580, nhưng bởi tầm quan trọng chiến lược của nó, tòa thành đã được tái xây dựng lại vào năm 1584. Năm 1589, một cuộc cải tạo quy mô lớn đã được tiến hành, tháp lâu đài và tháp pháo đã được bổ sung để tăng sức mạnh phòng thủ, biến nó trở thành tòa thành trên núi mạnh nhất ở Nhật Bản.

Thành Takatori, nơi có vẻ ngoài mạnh mẽ, vẫn bất khả xâm phạm trong trận Sekigahara năm 1600 và sự kiện Tenchugumi năm 1863 (một cuộc nổi dậy vũ trang lật đổ mạc phủ của các thuộc hạ phong kiến ​​vào cuối thời Edo), góp phần vào chiến thắng của lãnh địa Takatori, đặc biệt là trong sự kiện Tenchugumi, chỉ có hai người bị thương nhẹ, chứng tỏ ưu thế vượt trội về địa thế của thành Takatori trên mọi mặt trận.

3 anh hùng Sengoku và thành Takatori 

Một điều đáng chú ý ở đây, chính là mối quan hệ giữa 3 anh hùng Sengoku và quá trình thay đổi của tòa thành Takatori. 

Người đầu tiên chính là Nobunaga Oda, người đã quyết định từ bỏ thành Takatori vào năm 1580. Sau đó, gia đình Toyotomi, điển hình là lãnh chúa Hideyoshi Toyotomi, đã xây dựng và mở rộng thành Takatori vào năm 1585, em trai của Hideyoshi, Hidenaga Toyotomi, sau đó đã chiếm hữu tòa thành và bổ nhiệm thuộc hạ cấp cao của mình là Toshihisa Honda làm lãnh chúa của lâu đài. Toshihisa Honda đã thực hiện một cuộc cải tạo lớn vào năm 1589. Cho đến năm 1640, khi người cai trị tòa thành Takatori bị thay thế bởi gia tộc Uemura, vốn trung thành với gia tộc Tokugawa, tòa thành tiếp tục được quản lý trong vòng 228 năm cho đến thời Minh Trị Duy Tân, cho đến khi thành Takatori chính thức bị bỏ hoang.

 Bức tường đá tráng lệ - minh chứng lịch sử duy nhất còn sót lại 

Hiện nay, không còn một tàn tích nào còn sót lại về tòa thành Takatori hùng vĩ một thời. Nhiều lâu đài đã bị bỏ hoang và sụp đỗ, trở về vẻ hoang sơ vốn có, hòa mình với mẹ thiên nhiên. Hai cổng của tòa thành nay đã được di dời đến cổng chính của ngôi đền, bên cạnh lối vào của công viên trẻ em. Thứ duy nhất còn sót lại chỉ là bức tường đá khổng lồ của tòa thành. 

Mặc dù thành Takatori hiện tại chỉ còn là tàn tích chứ không phải là một tòa thành hoàn chỉnh, nhưng những thứ còn sót lại đủ cho người đời biết rằng nó đã từng hùng mạnh như thế nào vào giai đoạn hoàn kim lịch sử. Vẻ ngoài nguy nga của tòa thành tuy bây giờ chỉ có trong trí tưởng tượng, nhưng không khó để chúng ta mường tường về thời kỳ đỉnh cao ấy. 

Vì giá trị lịch sử của nó, tòa thành Takatori đã được chỉ định là Di tích Lịch sử Quốc gia và là một trong 100 Tòa thành hàng đầu của Nhật Bản. Với vị trí độc đáo trên núi, nơi đây không chỉ thu hút những tín đồ yêu thích về những tòa thành cổ kính, mà còn làm say đắm biết bao nhiêu khách tham quan khi đặt chân đến đây hàng năm. 

Vì nằm ở trên đỉnh núi, chúng mình khuyên bạn nên chuẩn bị quần áo kĩ càng trước khi tham quan tụ điểm hiểm trở này. Đừng quên lựa cho mình một đôi giày thoải mái cho việc di chuyển nhé. Chỉ khi có một chỗ đứng an toàn, bạn mới có thể ngắm nhìn trọn vẹn được vẻ đẹp tráng lệ mà tòa thành Takatori này mang lại. 

Thông tin về địa điểm tham quan 

  • Tên: Tòa thành Takatori (高取城 / Takatori-jo)
  • Địa chỉ: Takatori, Takatori-cho, Takaichi District, Nara Prefecture
  • Giờ tham quan: Có thể tham quan bất kỳ lúc nào 
  • Cách đi đến: Từ ga "Tsubosakayama" tuyến Kintetsu Yoshino, bắt xe buýt Nara Kotsu đi đến "Tsubosaka-dera". Xuống tại "Tsubosaka-dera-mae", sau đó đi bộ khoảng 1 giờ sẽ đến địa điểm.

Bài viết liên quan・3 tòa thành trên núi nổi tiếng nhất Nhật Bản

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm