Nhật Bản trong thời kỳ Sengoku và thời kỳ Azuchi-Momoyama

Japan in the Sengoku and Azuchi-Moyama Periods

Thời kỳ Sengoku là một trong những thời kỳ quan trọng nhất của lịch sử Nhật Bản, và đã trở thành biểu tượng của lịch sử xứ Phù Tang theo nhiều phương diện khác nhau. Giai đoạn này đã diễn ra rất nhiều trận chiến và các cuộc bao vây bất tận giữa các lãnh chúa phong kiến cùng với samurai và ninja. Đó là khoảng thời gian đẫm máu nhưng cũng đầy vinh quang của các nhà lãnh đạo thông thái phân thắng bại với những kẻ thù ranh mãnh.

Thời kỳ Sengoku (1467 - 1573)

The Sengoku Period (1467 - 1573)

Thời kỳ Sengoku được biết đến với cái tên Sengoku Jidai hay còn gọi là thời kỳ chiến quốc, là thời kỳ vô cùng tàn khốc trong lịch sử Nhật Bản. Cuộc chiến Onin-no-ran (応仁の乱) nổ ra đã khép lại khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi của những người cai trị Daimyo và Shogun trong thời kỳ Namboku, đồng thời mở ra một thời kỳ Sengoku đầy hỗn loạn. Thời kỳ Sengoku bắt đầu với tình trạng bất ổn dân sự khi nông dân nổi dậy chống lại các samurai cầm quyền. Những trận chiến liên tiếp diễn ra dẫn đến việc xây dựng vô số các tòa thành nhỏ, nhằm tăng cường cho cơ sở hạ tầng quốc phòng. Người ta cũng tập trung rất nhiều vào tôn giáo bởi ở giai đoạn này, tôn giáo cổ xưa của Thần đạo đã kết hợp với phong trào Phật giáo, đồng thời Cơ Đốc giáo cũng đã bất ngờ trở nên phổ biến trong một giai đoạn ngắn trước khi bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vào cuối thế kỷ 16. 

Thời kỳ Sengoku trong nền văn hóa đại chúng

Thời kỳ Sengoku xuất hiện dưới vô số hình thức trong văn hóa đại chúng, bởi những hình ảnh liên quan đến thời kỳ này rất phù hợp để làm chủ đề cho các trò chơi, manga, anime hay phim về samurai. "Samurai Warriors BASARA" có lẽ là một trong những trò chơi điện tử phổ biến nhất đối với các game thủ. Trong trò chơi có tái hiện các loại vũ khí và các trận chiến ở thời kỳ này, còn "Dynasty Warriors" và "Samurai Warriors" thì cũng đi theo một mạch diễn biến tương tự. Các trò chơi phương Tây như "Civilization IV" và "Civilization V" đề cập đến thời kỳ Sengoku trong khi bộ phim tài liệu nổi tiếng của Netflix là "Thời đại samurai: Chiến đấu vì Nhật Bản" được phát hành vào năm 2021. Bộ phim "Kagemusha" của đạo diễn Kurosawa là một trong những tác phẩm tập trung vào thời đại này được giới phê bình đánh giá cao, đặc biệt là từ Goemon. 

Thời kỳ Azuchi-Momoyama (1573 - 1603)

Thời kỳ này thì trái ngược lại, đây là thời kỳ Nhật Bản được thống nhất dưới sự cai trị của chính phủ trung ương cùng với Daimyo (※ chỉ những lãnh chúa phong kiến từ thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 19). Thời kỳ này còn có tên gọi là thời kỳ Momoyama. Thời kỳ được mở ra bởi người cai trị là Oda Nobunaga (織田信長), người mà sau đó đã bị giết bởi tướng của mình trong sự kiện Honnoji. Theo sau ông là samurai Toyotomi Hideyoshi (豊 臣 秀吉) và đất nước đã trải qua một thời kỳ xa hoa. Nhiều tòa thành ấn tượng nhất của Nhật Bản đã được xây dựng trong thời gian này với tên gọi được bắt nguồn từ hai ví dụ ở Hồ Biwa (琵琶湖) và Kyoto. Sau thời kỳ Azuchi-Momoyama là thời kỳ Edo, Nhật Bản giành được quyền lực và hàng trăm Daimyo trong khu vực duy trì quyền lực cùng với Mạc phủ Tokugawa (徳川幕府).

3 nhà thống lĩnh vĩ đại của Nhật Bản

Được ghi nhận là có công thống nhất đất nước qua vô số trận đánh, các cuộc bao vây kiềm hãm và chiến tranh, 3 nhà thống lĩnh vĩ đại của Nhật Bản được cả trong và ngoài nước biết đến. Kế thừa những quyết định của các nhà lãnh đạo tận tâm, họ đã nhìn thấy Nhật Bản trải qua thời kỳ chiến tranh và bước vào thời kỳ hòa bình và sung túc.

Oda Nobunaga (織田信長)

Oda Nobunaga

Được xem là người đầu tiên trong "tam đại thống lĩnh" của Nhật Bản, Oda Nobunaga là một Daimyo hàng đầu trong thời kỳ Sengoku. Ông là người đứng đầu gia tộc Oda hùng mạnh cai trị vùng Owari. Ông đã đi đầu trong nỗ lực thống nhất quốc gia. Ông gây chiến với các Daimyo khác và chinh phục phần lớn khu vực Honshu trong quá trình này, thậm chí ông còn được đặt cho biệt danh là “Quỷ Daimyo”. Ông đã giải thể thành công Mạc phủ Ashikaga vào năm 1573 và tiếp tục trong cuộc chiến thống nhất của mình cho đến khi ông bị giết bởi chính tướng của mình vào năm 1582. Nobunaga cùng với con trai của mình đã bị buộc phải thực hiện hành động "seppuku (mổ bụng)", sau đó phụ tá samurai Toyotomi Hideyoshi đã thay ông báo thù. Ngoài nổi tiếng là một nhà lãnh đạo cứng rắn đến đáng sợ, ông còn được biết đến với tình yêu nghệ thuật. Ông là người bắt đầu thời kỳ Momoyama hay còn gọi là Azuchi-Momoyama - thời kỳ lịch sử của nghệ thuật nhờ vào hòa bình và sự xa hoa của thời kỳ này.

Oda Nobunaga trong Văn hóa đại chúng

Trong văn hóa đại chúng hiện nay, Oda Nobunaga là nhân vật phổ biến và thường xuất hiện như một thủ lĩnh đáng sợ, độc ác. Ông xuất hiện trong trò chơi điện tử "Civilization V", "Age of Empires II" và "Shogun: Total War" cùng với nhiều trò chơi điện tử khác và thậm chí còn là một nhân vật có thể chiến đấu trong "Pokemon Conquest". Chúng ta có thể tìm thấy một chân dung dễ đồng cảm hơn của Oda Nobunaga trong bản phát hành gần đây của "Samurai Warrior 5", nơi ông ta được thể hiện như một người trẻ có tầm nhìn xa trông rộng với việc lên kế hoạch, và rồi dần trở nên tàn ác trong những năm cuối đời. Ông ấy xuất hiện trong nhiều cốt truyện theo chủ đề du hành thời gian bao gồm anime và phim "Nobunaga Concerto", phim "Sengoku Jieitai 1549". Mặc dù vậy, có nhiều loạt phim vẫn tập trung vào lịch sử, chẳng hạn như loạt phim của Netflix mang tên "Thời đại samurai: Chiến đấu vì Nhật Bản" và "The Signore: Shogun of the Warring States Hardcover". Tuy nhiên, đạo diễn lừng danh Kurosawa Akira đã miêu tả ông ấy theo một hướng tích cực hơn trong bộ phim "Kagemusha" của mình bằng cách tập trung vào những mặt rất đáng tôn trọng của ông. 

Toyotomi Hideyoshi (豊臣秀吉)

Toyotomi Hideyoshi

Từ một người nông dân, Toyotomi Hideyoshi đã trở thành người cai trị Nhật Bản. Ông là một nhân vật nổi bật và ấn tượng trong thời kỳ chiến tranh của Nhật Bản. Ông sinh ra ở nơi mà ngày nay gọi là Nagoya, trong bối cảnh loạn lạc của thời Sengoku. Ông trở thành người hầu cho các thủ lĩnh ở Shizuoka trước khi trở thành một trong nhiều "ashigaru (lính bộ)" của Gia tộc Oda. Ông có gánh nhiều trọng trách như quản lý việc sửa chữa tòa thành và tham dự nhiều trận chiến, đàm phán với các gia tộc cạnh tranh như một phần kế hoạch của mục tiêu thống nhất Oda Nobunaga. Cuối cùng, ông cũng được Nobunaga bổ nhiệm làm Daimyo. Ông đã chiến đấu trong nhiều trận chiến bao gồm trận Tedorigawa, cuộc bao vây Itami và cuộc bao vây Takamatsu. Khi nghe tin Nobunaga qua đời, ông đã đánh bại kẻ giết người là Mitsuhide trong trận Yamazaki rồi tự phong mình trở thành thủ lĩnh. Mặc dù chưa bao giờ trở thành "shogun (tướng quân ※)" nhưng ông được công nhận là nhà lãnh đạo của Nhật Bản và còn được triều đình đặt tên gia tộc là Toyotomi. tiếp tục nỗ lực thống nhất đất nước. Trong quá trình tiến hành các cuộc chiến xâm lược Hàn Quốc, ông đã bị mắc kẹt trong bế tắc và qua đời vào tháng 9 năm 1598. Cái chết của ông ban đầu đã được giữ bí mật để không gây ảnh hưởng đến tinh thần của binh lính.

※shogun: tướng quân, chỉ chức vụ thứ hai trong triều đình sau Nhật Hoàng, nhưng trên thực tế là người giữ toàn bộ quyền hành, tổng chỉ huy các lực lượng quân sự, nắm tất cả các nguồn kinh tế, tài chính đất nước.

Toyotomi Hideyoshi trong Văn hóa đại chúng

Sự trưởng thành của Toyotomi Hideyoshi từ một người nông dân trở thành nhà cai trị là câu chuyện nổi tiếng, xuất hiện trong nhiều bộ phim và sách truyện đề cập về thời kỳ này của lịch sử Nhật Bản. Trong bộ phim giả tưởng "Goemon", ông được cho là một lãnh chúa độc ác. Danh tiếng đáng sợ cũng được thể hiện trong anime và trò chơi của "Sengoku Basara", với nhiều khả năng vượt quá bản chất của con người. Ông cũng xuất hiện trong loạt phim của Netflix là "Thời đại samurai: Chiến đấu vì Nhật Bản" cũng như loạt phim tiểu sử "Taikoki" từ cuối những năm 1980.

Tokugawa Ieyasu (徳川家康)

Ieyasu sinh năm 1543 với tên gọi là Matsudaira Takechiyo. Ông là con trai của một Daimyo. Vào thời trẻ, cha ông là kẻ thù với cha của Oda Nobunaga, người đã tấn công tòa thành của họ. Khi ấy, Ieyasu đã được tráo đổi với một người hàng xóm để bảo vệ khỏi gia tộc Oda. Người ta nói rằng trong thời gian làm con tin, Ieyasu đã gặp Oda Nobunaga nhưng sau đó lại bị chuyển sang làm con tin cho Gia tộc Imagawa, người mà ông phục vụ khi trưởng thành. Ông cùng với những người khác đã chiến đấu với gia tộc Oda tại Cuộc vây hãm Terabe. Sau cái chết của Yoshimoto - thủ lĩnh của Gia tộc Imagawa, Ieyasu đã lên nắm quyền kiểm soát và quay trở lại chinh phục tòa thành của gia tộc mình, sau đó trở thành đồng minh của Nobunaga. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông mang rất nhiều tên gọi, nhưng với tư cách là chủ nhân của vùng Mikawa, ông trở thành Tokugawa Ieyasu vào năm 1565 dưới sự chấp thuận của triều đình. Lên nắm quyền ở vùng Kanto ngày nay, ông đã chứng minh sự trung thành của mình cho Nobunaga bằng cách ra lệnh xử tử vợ mình và bắt con trai ông thực hiện hành vi "seppuku (mổ bụng)" sau khi Nobunaga tuyên bố rằng hai người họ đang âm mưu ám sát mình. Một số người tin rằng chính điều này là một phần nguyên nhân dẫn đến việc Ieyasu góp tay cho việc giết chết Nobunaga. Cuối cùng ông trở thành Daimyo hàng đầu Nhật Bản. Ông tiếp tục tham chiến và vào năm 1603 và trở thành "shogun (tướng quân)" ở tuổi 60. Những năm cuối cùng của ông dành để củng cố Mạc phủ Tokugawa, trước khi qua đời vào năm 1616. Ông được cho là được chôn cất tại Nikko Toshogu (日光東照宮), được nhớ đến như một nhà lãnh đạo táo bạo, mưu lược và tàn nhẫn lấy đối nội làm trọng tâm. 

Những sự kiện chính

Thời kỳ Sengoku và Azuchi-Momoyama đã diễn ra rất nhiều các trận chiến, những cuộc bao vây và xuất hiện cả những kẻ phản bội. Chính những sự kiện kịch tính này đã làm thay đổi tiến trình lịch sử cai trị của Nhật Bản.

Sự kiện Honnoji (ngày 12 tháng 6 năm 1582)

The Honnoji Incident (June 12th, 1582)

Việc Oda Nobunaga bất ngờ bị chính tướng quân Akechi Mitsuhide của mình ám sát tại chùa Honnoji ở Kyoto là sự kiện quan trọng trong thời kỳ này. Những lý do đằng sau cuộc đảo chính bất ngờ của Mitsuhide đến nay vẫn được xác nhận, mặc dù có các giả thuyết cho là vì mối hận thù cá nhân, nỗ lực bảo vệ triều đình hoặc để ông ta tự mình nắm quyền kiểm soát Nhật Bản. Samurai nổi tiếng Toyotomi Hideyoshi đã giết Mitsuhide trong trận chiến Yamazaki để trả thù cho cái chết của chủ nhân, và qua đó ông cũng được biết đến như một trong những “người thống lĩnh vĩ đại” của Nhật Bản.

Trận Sekigahara (ngày 21 tháng 10 năm 1600)

The Battle of Sekigahara (October 21st 1600)

Đây là một trận chiến quan trọng được dẫn đầu bởi Gia tộc Tokugawa (được gọi là quân đội phương Đông) với các đối thủ trung thành với Gia tộc Toyotomi (quân đội phương Tây). Trận chiến Sekigahara là điểm mấu chốt trong thời kỳ Sengoku. Mặc dù có nhiều trận chiến khác xảy ra sau đó, nhưng đây được xem là điểm khởi đầu của Mạc phủ Tokugawa trong việc kiểm soát quyền lực tại Nhật Bản kéo dài 200 năm sau đó. Nhiều gia tộc của kẻ thù đã đào thoát trước khi trận chiến bắt đầu. Nhiều gia tộc đã có sự thay đổi về lòng trung thành ngay cả khi trận chiến đang diễn ra bằng cách đưa người đến muộn hay có hành vi phản bội. Hàng chục nghìn binh sĩ đã tham gia và có tới hơn 30.000 người đã chết trong trận chiến kéo dài vỏn vẹn 6 tiếng đồng hồ. Sau đó, Ieyasu tiếp tục chinh phục các tòa thành bao gồm Osaka và Sawayama, rồi chặt đầu đối thủ Mitsunari chỉ trong vài ngày sau.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm