Tanabata: Ngày lễ thất tịch dành cho Ngưu Lang và Chức Nữ tại Nhật Bản

Tanabata: Ngày lễ thất tịch dành cho Ngưu Lang và Chức Nữ tại Nhật Bản

Ngày 7/7 hàng năm là ngày lễ thất tịch (Tanabata) tại Nhật Bản. Đây là phong tục được lưu truyền từ Trung Quốc từ thời xa xưa và dần chuyển hóa thành sự kiện đặc sắc của xứ sở Phù Tang. Vào buổi tối ngày lễ, mọi người thường viết ước nguyện lên các mảnh giấy tanzaku đủ màu sắc và treo lên cành trúc để làm vật trang trí, cầu mong ước nguyện chạm đến các vì sao. Ở các khu vực như Sendai thuộc tỉnh Miyazaki, hay Hokkaido thì cũng có nơi tổ chức sự kiện vào ngày 7/8. Kỳ này, FUN! JAPAN sẽ giới thiệu cho bạn nguồn gốc bí ẩn cũng như ngày lễ thất tịch được các nước Châu Á ưa chuộng! 

Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ Tanabata

Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ Tanabata

"Thất tịch" (Tanabata 七夕) mang ý nghĩa "buổi chiều của ngày 7 tháng 7". Ở Nhật thì ngày nay nhiều người thường cho rằng sự kiện được tổ chức vào ngày 7/7 dương lịch, nhưng có một số lễ hội như Sendai Tanabata thường tổ chức vào tháng 8. Lý do là vì sự kiện được điều chỉnh và tổ chức theo ngày 7/7 âm lịch. 

Truyền thuyết của ngày lễ thất tịch Tanabata

Truyền thuyết của ngày lễ thất tịch Tanabata

Hẳn ở Việt Nam thì nhiều bạn cũng từng nghe về truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ hằng năm chỉ được gặp nhau vào ngày 7/7. Tuy nhiên truyền thuyết ở Nhật Bản thì có thể có chút khác biệt. Chức Nữ (Orihime) là người dệt vải ở bờ phía tây của sông Ngân, và Ngưu Lang (Hikoboshi) là kẻ chăn trâu ở phía đông được Thiên Đế (cha của Chức Nữ) ban duyên và kết hôn. Nhưng do cả hai yêu nhau thắm thiết đến nỗi không màn đến công việc, thế nên Thiên Đế đã nổi giận và chia cách 2 người bằng sông Ngân. Song cũng vì do quá đau buồn nên cả ai cũng không thể làm việc. Thế là người đã ra điều kiện chỉ cần cố gắng ra sức làm, thì có thể gặp nhau vào tối thất tịch. Và cứ đến thất tịch, họ lại cưỡi chim ác là do Thiên Đế phái đến, vượt sông Ngân và gặp nhau một lần trong năm.  

Các sự kiện truyền thống của Nhật Bản vào ngày lễ thất tịch

Các sự kiện truyền thống của Nhật Bản vào ngày lễ thất tịch

Đồ trang trí cho ngày lễ 

Các sự kiện truyền thống của Nhật Bản vào ngày lễ thất tịch

Tùy theo ước nguyện được gửi gắm mà những đồ vật trang trí cho ngày lễ Tanabata cũng đa dạng khác nhau. 

  • Áo giấy (紙衣): Cầu cho kỹ năng thêu vá của bé gái được giỏi hơn
  • Túi vải (巾着): Cầu cho tiền tài vào nhiều
  • Lưới bắt cá (投網): Cầu cho đánh vớt được nhiều cá, mùa cá bội thu
  • Thùng rác (屑籠): Giữ gìn đồ đạc xung quanh ngăn nắp, gọn gàng
  • Dải băng cờ (吹き流し): Cầu mong được may dệt giỏi như Chức Nữ
  • Hạc giấy (千羽鶴): Cầu cho gia đình nhiều sức khỏe, sống lâu
  • Giấy ước nguyện (短冊): Cầu cho ước nguyện được thành, chữ viết đẹp hơn

Viết ước nguyện trên mảnh giấy và treo cành trúc 

Các sự kiện truyền thống của Nhật Bản vào ngày lễ thất tịch

Treo ước nguyện lên cành trúc có thể nói là một trong những phong tục độc đáo của xứ sở Phù Tang. Dù có nhiều giả thuyết nhưng từ xưa, tre trúc được xem là vật linh thiêng do hướng lên trời mọc thẳng, đầy uy lực và ẩn chứa sức mạnh của sinh mệnh nên được cho là nơi thần linh trú ngụ. Việc dùng chỉ dệt ngũ sắc treo trên cây trúc là bắt nguồn của phong tục trang trí Tanabata. Về sau, chỉ ngũ sắc chuyển thành vải lụa và phong tục cũng bắt đầu lan rộng trong tầng lớp dân thường. Hàng tre trúc bắt đầu được trang trí trước mọi nhà vào ngày lễ, nhưng lúc bấy giờ vải lụa khá đắt đỏ nên họ lấy giấy dùng thay. Và đó cũng là hình dạng nguyên thủy của giấy tanzaku cho đến bây giờ. 

Phong tục ăn mì lạnh somen vào ngày lễ Tanabata 

Phong tục ăn mì lạnh somen vào ngày lễ Tanabata

Có giả thuyết cho rằng, phong tục ăn mì somen bắt nguồn từ việc hình dạng của sợi mì trông giống sông Ngân, song cũng có người cho rằng phong tục bắt nguồn từ loại bánh Sakubei (nguồn gốc nguyên thủy của loại mì somen) được lưu truyền từ Trung Quốc. 

Sakubei là loại bánh của Trung Quốc. Ở Trung Quốc từng có phong tục ăn bánh Sakubei vào ngày lễ thất tịch để cầu nguyện thần linh cho gia sự bình an. Món bánh được uốn thành hình xoắn ốc và đem chiên lên có hình dạng khá giống mì somen. Không chỉ vậy, sợi mì somen khiến người ta liên tưởng đến sợi chỉ dệt của Chức Nữ, thế nên phong tục cúng mì somen cũng bắt đầu phổ biến trong nước. 

Thất tịch là cơ hội duy nhất để Ngưu Lang và Chức Nữ gặp mặt nhau trong năm. Những mảnh giấy đủ màu chứa đầy nguyện ước được trang trí trên cành trúc, cùng các sự kiện lễ hội tưng bừng được tổ chức trên toàn đất nước mặt trời mọc đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho mùa hè Nhật Bản. Nếu có dịp đến Nhật vào thời điểm này, hãy thử tham gia các lễ hội và trải nghiệm văn hóa độc đáo có một không hai này nhé ♪

Bài viết liên quan

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm