Phật giáo Nhật Bản lưu truyền từ khi nào? Có những đạo phái gì?

Phật giáo Nhật Bản lưu truyền từ khi nào? Có những đạo phái gì?

Khi tham quan chùa chiền hoặc trải nghiệm tọa thiền, nếu biết trước Phật giáo Nhật Bản thuộc phân loại nào, lưu truyền từ bao giờ thì sẽ có ích cho việc lý giải các chú thích, thông tin được ghi tại chùa. Vì mỗi chùa đền, tượng Phật, tọa thiền đều dựa trên căn nguyên được dạy. Ở bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu về lịch sử, truyền dạy, chùa đền liên quan đến Phật giáo Nhật Bản.

Phật giáo là đạo giáo như thế nào? Những loại nào lưu truyền tại Nhật Bản?

Phật giáo là đạo giáo như thế nào? Những loại nào lưu truyền tại Nhật Bản?

Phật giáo bắt nguồn từ lời dạy của Phật Đà Ấn Độ từ thế kỷ 5-6 trước công nguyên. Phật giáo được lưu truyền từ Ấn Độ sang các nước Châu Á, sau đó đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Trong Phật giáo, có suy nghĩ rằng con người sau khi chết sẽ được hồi sinh kiếp khác, vòng “luân hồi chuyển thế” sẽ lặp đi lặp lại. Mặc dù phải sống là việc rất khổ cực, nhưng chỉ cần tu hành, kìm nén dục vọng, phiền não trong tâm thì sẽ được giải thoát khỏi vòng luân hồi.

Sau nhiều năm tháng, Phật giáo được chia thành nhiều loại, và loại được lưu truyền đến Nhật Bản được gọi là Phật giáo Đại Thừa. Đại Thừa không chỉ hướng về việc giác ngộ bản thân, mà còn hướng về việc tu thành chính quả và cứu giúp người đời. Tại Nhật Bản, có rất nhiều đạo phái khác nhau như Jodo Shu (浄土宗: Tịnh Độ Tông), Jodo Shinshu (浄土真宗: Tịnh Độ Chân Tông), Nichiren (日蓮宗: Nhật Liên Tông), Rinzai Shu (臨済宗: Lâm Tế Tông) và Soto Shu (曹洞宗: Tào Động Tông) chuyên tu hành tọa thiền.

Vì sao Phật giáo lại lan truyền rộng rãi tại Nhật? Phật giáo và Thần đạo có liên quan gì với nhau?

Vì sao Phật giáo lại lan truyền rộng rãi tại Nhật? Phật giáo và Thần đạo có liên quan gì với nhau?

Trước khi Phật giáo được lưu truyền đến Nhật Bản, Thần đạo đặc trưng đã được tín ngưỡng. Trong tình thế đó, Nhật Bản bắt đầu đón nhận Phật giáo vì Soga, gia tộc thuộc trường phái thúc đẩy Phật giáo đã đánh thắng Mononobe, trường phái phản đối Phật giáo. Tuy nhiên vẫn có một phần tín ngưỡng Thần đạo cho đến ngày nay, và tín ngưỡng cả hai bên đã thấm vào văn hóa Nhật Bản.

Vì sao Phật giáo lại lan truyền rộng rãi tại Nhật? Phật giáo và Thần đạo có liên quan gì với nhau?

Một phần nguyên nhân cũng do chùa và đền được xây trong cùng một khung viên. Bước vào thời đại Minh Trị, do lệnh phân cách Thần và Phật do chính phủ ban ra, chùa và đền đã được tách riêng nhưng phong tục của người Nhật vẫn không thay đổi. Vì vậy đến ngày nay vẫn có nhiều người viếng đền vào dịp năm mới hoặc mừng tuổi con trẻ, và tổ chức đám tang, nghi lễ tại chùa. Nếu bạn cảm thấy khó hiểu vì sao nhiều người Nhật lại tín ngưỡng cả Thần đạo và Phật giáo, thì sẽ hiểu ra khi nhớ đến điều này.

Phật giáo Nhật Bản hiện tại và các chùa viện

Phật giáo Nhật Bản hiện tại và các chùa viện

Nhiều đại sảnh của chùa viện được làm bằng màu vàng lấp lánh, thể hiện ánh hào quang không bao giờ tắt của đức Phật và thế giới cực lạc. Bao gồm chùa Horyuji có kiến trúc bằng gỗ cũ nhất thế giới, Nhật Bản có đến 30 ngôi chùa được ghi nhận là di sản thế giới. Ngoài ra, trải nghiệm nghỉ trọ tại chùa và tập thiền cũng rất được ưa chuộng. Nếu có dịp đến thăm Nhật Bản thì bạn không thể bỏ qua các hoạt động trải nghiệm thế giới Phật pháp của Nhật Bản đâu nhé.

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm