Hướng dẫn cho người lần đầu được mời đến một lễ cưới truyền thống Nhật Bản

A Beginner’s Guide to Traditional Japanese Weddings

Đám cưới ở Nhật Bản vô cùng độc đáo vì sự kết hợp giữa phong cách Nhật Bản và Tây phương. Một số cô dâu chọn bước vào thánh đường với một chiếc váy dài màu trắng. Những người khác thì chọn kết hôn trong một ngôi đền Shinto, mặc một bộ kimono trắng tuyệt đẹp.

Lựa chọn thứ hai được gọi là shinzen-shiki, có nghĩa là "nghi lễ trước mặt các vị thần".

Mình hãy cùng đọc tiếp để xem nghi lễ quan trọng này diễn ra như thế nào và các cặp vợ chồng chuẩn bị ra sao cho ngày trọng đại của họ.

Sơ lược về lịch sử đám cưới

Crash course in wedding history

Người đầu tiên kết hôn theo nghi thức Thần đạo là hoàng đế Nhật Bản, lễ cưới diễn ra vào năm 1900. Nhưng phong cách đám cưới này không phổ biến trong dân chúng cho đến sau Thế chiến II.

Trước Thế chiến II, hầu hết các nghi lễ kết hôn khá đơn giản, đôi vợ chồng cùng đứng trước bàn thờ nằm trong nhà của chú rể.

Ngày nay, người Nhật thường kết hôn hơn trong các nghi thức theo phong cách Thiên chúa giáo, ngay cả khi họ là tín đồ Phật giáo hay Thần giáo.

Tuy nhiên, một số cặp đôi vẫn chọn shinzen-shiki vì muốn gắn bó với truyền thống Nhật Bản. Lựa chọn này ngày càng phổ biến với những người trẻ muốn khám phá nguồn cội văn hóa của họ.

Trang phục cưới

Wedding attire

Tại buổi lễ, chú rể mặc một bộ kimono đặc biệt gọi là montsuki haori hakama. Nếu gia đình chú rể sở hữu một biểu tượng gia đình, trong tiếng Nhật được gọi là kamon, thì biểu tượng gia đình sẽ được in ở mặt sau, tay áo và ngực của áo khoác.

Bộ kimono cầu kì của cô dâu được gọi là shiromuku, được chế tác từ nhiều lớp vải trắng. Cô dâu phải cần một vài người giúp đỡ để mặc tất cả các lớp áo và buộc obi một cách công phu

Cô dâu sẽ đội tóc giả và wataboshi - một chiếc mũ vải trắng. Wataboshi ban đầu được sử dụng như một chiếc mũ giữ ấm cho mùa đông, nhưng theo thời gian nó dần được xem như một chiếc mạng che mặt cô dâu.

Cô dâu cũng có thể chọn mặc irouchikake - một bộ kimono đầy màu sắc thường được thêu bằng chỉ vàng và trang trí hoa văn sống động.

Tuần tự của nghi lễ cưới

What happens at the wedding

Shinzen-shiki đậm tính truyền thống và tuân theo một khuôn mẫu khá nghiêm ngặt. Các chi tiết có thể khác nhau tùy mỗi ngôi đền, nhưng hầu hết đều có những nét cơ bản sau đây.

Đầu tiên là sanshin-no-gi hay còn gọi là lễ rước. Các vu nữ trong đền dẫn cặp đôi đi qua sân đền vào phòng chờ.

Tiếp đó, gia đình của họ sẽ tiến vào bên trong đền, theo sau cô dâu và chú rể.

Một khi tất cả mọi người đã vào trong đền và yên vị, Thần chủ sẽ thực hiện một nghi thức thanh tẩy cho cặp đôi. Đây được gọi là shūbatsu, có nghĩa là thanh tẩy.

Thần chủ sẽ tiếp tục bằng việc đọc norito-sōjō – một bài nguyện trong Thần đạo, khẳng định cô dâu chú rể kết hôn trước sự chứng kiến của thần linh và cầu chúc cho họ sống hạnh phúc trọn đời.

Tiếp theo, cặp đôi sẽ thực hiện một nghi thức mang tính biểu tượng gọi là seihai-no-gi hay trao chén rượu thánh. Cô dâu và chú rể cùng uống ba ngụm từ ba chén chứa đầy rượu thiêng. Chén đầu tiên là bày tỏ lòng thành kính tổ tiên, chén thứ hai là cầu mong cuộc sống vợ chồng luôn hòa thuận, và chén thứ ba chúc cho là thế hệ tương lai thịnh vượng và sung túc.

Ngay sau đó là kagura-hōnō, hay còn gọi là Vũ điệu dâng thần linh, được thực hiện bởi những vu nữ để xin các vị thần ban phước cho cặp đôi và gia đình họ.

seishi-sōjō

Trước mặt các vị thần, cặp đôi cùng trao lời thề nguyện được gọi là seishi-sōjō, và sau đó vái tạ thần linh bằng cách đặt cành gỗ trên bàn thờ. Cặp đôi và những người tham dự sẽ cúi đầu hai lần và vỗ tay hai lần và vỗ tay hai lần như cách khấn vái thông thường khi viếng đền. Đây được gọi là tamagushi-hōten.

Cuối cùng, cặp đôi sẽ trao nhẫn cho nhau.

Finally, the couple exchanges rings.

Để thắt chặt tình thân, tất cả những người tham gia sẽ thực hiện một nghi thức được gọi là shinzokuhai-no-gi, nghĩa là nâng ly rượu gia đình. Cô dâu và chú rể cùng các thành viên đại diện gia đình mỗi bên sẽ uống hai ly rượu tượng trưng cho sự gắn kết giữa hai gia đình.

Để kết thúc buổi lễ, thần chủ sẽ ban phát saishu-aisatsu, như một lời chúc phúc của thần linh, tất cả mọi người theo đó sẽ cúi đầu trước bàn thờ và cảm tạ.

Tất cả các vị khách dâng lời khấn tụng thần linh trước khi rời khỏi đền.

Sau khi nghi lễ kết thúc, hầu hết các cặp đôi sẽ tổ chức tiệc cưới để ăn mừng!

Những thứ cần chuẩn bị

Sau lễ đính hôn, các cặp vợ chồng thường có một bữa ăn gia đình gọi là yuino, để ra mắt chính thức hai bên gia đình sau khi hứa hôn. 

Hầu hết các cặp vợ chồng cũng sẽ tổ chức một bữa ăn tối ít trịnh trọng hơn để hai bên gia đình làm quen với nhau, khoảng 3-6 tháng trước lễ cưới.

Khi chọn ngày làm lễ cưới, các cặp vợ chồng lựa chọn rất cẩn thận một taian, nghĩa là ngày lành tháng tốt trong năm.

Bạn đã bao giờ tận mắt theo dõi một đám cưới truyền thống Nhật Bản chưa? Bạn thấy thế nào?

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm