Trà Nhật Bản: Các loại Matcha, Lúa mạch... đa dạng

Japanese Tea: From Matcha to Barley

Trà xanh thường được dùng để nhâm nhi trong các buổi trà đạo, hoặc tại các quán cà phê và hiện là một lựa chọn phổ biến trên khắp thế giới. Trà xanh được xem là một trong những biểu tượng mang tính chất truyền thống của Nhật Bản, người ta còn đánh giá cao trà hơn cả matcha. Tùy theo mùa, hoàn cảnh và khu vực, trà luôn là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, có thể là trà lúa mạch, trà xanh hay trà ô long.

Trà tại Nhật Bản

Tea in Japan

Trà từ Trung Quốc đã du nhập vào Nhật Bản từ hơn 1300 năm về trước. Ban đầu, trà chỉ dành cho những người thuộc tầng lớp cao trong xã hội. Eisai - người sáng lập ra Thiền tông, sau khi trở về từ chuyến đi tới Trung Quốc, ông đã đặc biệt thực hiện một buổi giới thiệu cách sử dụng trà xanh dạng bột tại Uji, Kyoto. Theo thời gian, trà đã trở nên phổ biến rộng rãi khắp thế giới và được sử dụng ngay tại nhà, đồng thời trà đạo cũng đã phát triển trọng tâm thẩm mỹ của nó.

Mặc dù trà xanh được du nhập từ Trung Quốc nhưng quy trình sản xuất và hương vị tạo ra có sự khác biệt. Điều này phần lớn là do ở Trung Quốc lá trà thường được sao chín còn tại Nhật Bản chúng được hấp chín. Hấp tạo ra trà với vị có thể đắng hơn một chút so với vị trà của Trung Quốc. Cho đến nay, trà xanh là loại trà phổ biến nhất ở Nhật Bản, bên cạnh đó trà đen cũng ngày càng trở nên phổ biến. Một số thức uống không phải trà cũng cực kỳ phổ biến như các loại sử dụng lúa mạch và tảo bẹ,ngoài ra còn có một số loại trà có thêm các thành phần phụ như gạo lứt rang.

Ryokucha (緑茶) - Trà xanh

Ryokucha (緑茶): Green Tea

Có rất nhiều loại trà xanh cùng được gọi là ryokucha (緑茶) trong tiếng Nhật.Chúng có thể khác nhau về màu sắc,độ đậm nhạt hay hình thức.Loại trà xanh phổ biến nhất là matcha, tuy nhiên, có nhiều loại khác mà bạn có thể đã thử qua mà không biết rằng chúng cũng thuộc họ trà xanh ấy.

Matcha (抹茶) - Bột trà xanh

Không chỉ là trà xanh đơn thuần, matcha được coi là một loại siêu thực phẩm và được sử dụng trong đồ uống và nấu ăn trên khắp thế giới. Matcha là một loại bột mịn làm từ lá trà xanh và vẫn luôn được yêu thích ở Nhật Bản từ hàng nghìn năm nay. Mặc dù ban đầu matcha chỉ được giới quý tộc thưởng thức,sau đó nó đã trở nên phổ biến nhưng vẫn giữ một vai trò đặc biệt trong trà đạo. Những chiếc lá được sử dụng để làm matcha là loại lá trà được trồng đặc biệt trong bóng râm-điều kiện thích hợp để cây tạo ra nhiều chất diệp lục hơn,tạo ra những lá trà có màu xanh tươi. Lá trà sau khi hái về sẽ được hấp chín, phơi khô rồi nghiền nhuyễn. Đối với matcha chất lượng cao, lá trà sẽ được nghiền trên đá thay vì sử dụng các thiết bị nhằm tiết kiệm thời gian như máy móc.

Gyokuro (玉露) - Trà ngọc lộ

Gyokuro có nghĩa là “sương ngọc bích”, đây là loại trà cao cấp nhất ở Nhật Bản, chỉ sử dụng những chiếc lá đầu tiên kết hợp với quy trình chế biến tỉ mỉ. Trà này thanh nhẹ,hương thơm mát và có một chút vị ngọt nhẹ nhờ vào mứ theanine cao hơn được tạo ra khi đặt cây trong bóng râm ít nhất 20 ngày trước khi thu hoạch. Loại trà này sẽ ngon nhất khi được pha bằng nước ở khoảng 50-60 °C.

Sencha (煎茶)

Sencha là loại trà xanh phổ biến nhất được đưa ra phục vụ tại các nhà hàng ở Nhật Bản. Loại trà này có màu vàng xanh nhạt và vị rất nhẹ,được dùng như một loại nước tráng miệng đầy sảng khoái. Để pha trà này, người ta ngâm nước với lá trà xanh và tùy theo mùa thì có các loại lá trà khác nhau. Shincha là tên gọi của những lá trà đầu tiên trong năm và cũng được coi là loại ngon nhất.Tiếp theo, Hachijuhachiya Sencha là sencha được thu hoạch sau 88 ngày kể từ khi mùa xuân bắt đầu. Nhiệt độ của nước cũng có thể ảnh hưởng đến hương vị của trà, với nhiệt độ cao hơn sẽ tạo ra vị trà đậm hơn, trong khi khoảng 65-75 ° C được coi là nhiệt độ tối ưu để có được hương vị trà êm dịu.

Bancha (番茶)

Bancha có nghĩa là trà thông thường, là một dạng sencha cấp thấp hơn. Loại trà này sử dụng lá trà cuối vụ hoặc sử dụng những bộ phận mà thông thường sẽ bị bỏ đi như những lá trà to hoặc phần thân. Điều này tạo cho bancha mang một hương vị mạnh mẽ hơn, khiến nó trở thành một lựa chọn phổ biến để dùng chung với thức ăn.

Hojicha (焙じ茶)

Bắt nguồn từ Kyoto chỉ khoảng một thế kỷ trước, hojicha là một loại trà rang sử dụng bancha hoặc kukicha (tương tự như bancha nhưng sử dụng cành và thân cây trà). Quá trình rang tạo ra trà có màu đỏ tươi, hương vị tươi mát và ít vị đắng. Tùy theo thương hiệu và ở các khu vực khác nhau thì các mức nhiệt sử dụng để rag trà cũng khác biệt.Nhiệt độ ở khoảng 80 ° C được coi là nhiệt độ lý tưởng để chuẩn bị Hojicha.

Genmaicha (玄米茶) - Trà gạo lứt

Genmaicha là loại trà kết hợp sencha với gạo lứt, có hương vị thơm ngon khác biệt.Sự kết hợp với gạo đã được rang tạo cho trà một hương vị ngọt ngào hơn, đầy đủ hơn. Việc cho thêm gạo vào trà đã giúp giảm chi phí sản xuất từng giúp đưa loại trà này trở thành “trà của mọi người” nhưng hiện nay nó được mọi người yêu thích, đặc biệt là trong những tháng lạnh hơn. Nhiệt độ lý tưởng để chuẩn bị genmaicha là khoảng 80-85 ° C.

Wakocha (和紅茶): Trà đen Nhật Bản

Wakocha (和紅茶): Japanese Black Tea

Trà đen chỉ được sản xuất nhiều ở Nhật Bản kể từ thế kỷ 19 cho mục đích xuất khẩu là chủ yếu. Cùng một loại lá trà có thể được sử dụng để làm ra cả trà xanh và trà đen. Tùy theo thời điểm thu hoạch cũng như công đoạn chế biến sẽ tạo ra các sản phẩm trà cuối cùng khác nhau. Đối với trà đen, lá trà được cắt và để héo trước khi đưa sang công đoạn làm khô và oxy hóa. Điều này làm thay đổi thành phần hóa học và hương vị của chúng. 

Ngược lại, đối với trà xanh, quá trình oxy hóa được ngăn chặn bằng cách sử dụng phương pháp hấp hoặc sao lá trà trên chảo, tạo ra trà mang hương vị nhẹ nhàng hơn. Những cây chè được trồng để làm trà xanh cũng khác một chút so với những cây chè được sử dụng làm trà đen. Trà đen được dùng cho các mục đích đặc biệt nên hương vị của nó cũng vì thế mà rất độc đáo. Nhiệt độ lý tưởng của nước để chuẩn bị trà là khoảng 90 °C.

Những loại trà phổ biến khác ở Nhật Bản

Other Popular Teas in Japan

Trong khi trà xanh vẫn là lựa chọn phổ biến nhất thì bên cạnh đó còn có rất nhiều loại trà khác để thưởng thức ở Nhật Bản.

Mugicha (麦茶) - Trà lúa mạch

Được làm bằng lúa mạch rang chứ không phải lá trà, mugicha là một lựa chọn không chứa cafein cho những người yêu thích trà. Mugicha đặc biệt phổ biến vào mùa hè và được cho là có lợi ích phục hồi và dưỡng ẩm. Bạn sẽ thấy nó thường được phục vụ dưới dạng trà ướp lạnh trong các nhà hàng và máy bán hàng tự động.

Kombucha (昆布茶) - Trà tảo bẹ

Một thức uống với tên gọi là kombucha đã trở nên nổi tiếng trong những năm gần đây. Kombucha được biết đến trên toàn cầu như một thức uống có lợi cho sức khỏe kết hợp với việc giải độc. Tuy nhiên, kombucha truyền thống của Nhật Bản thì rất khác, nó chỉ sử dụng nước nóng và tảo bẹ dạng bột hoặc nguyên lá tảo khô để tạo ra một thức uống có vị hơi mặn. Mặt khác, phiên bản kombucha được biết đến ở những nơi khác thì hoàn toàn không liên quan đến tảo bẹ mà thay vào đó người ta nuôi cấy nấm lên men để trộn với trà làm từ lá trà thông thường.

Oolongcha (烏龍茶) - Trà ô long

Mang hương thơm của trái đào, trà ô long là một loại trà nhẹ và sảng khoái,nó cũng khác so với trà xanh hay trà đen. Đây là loại thức uống không cồn phổ biến ở Nhật Bản và như trong các buổi tiệc ở nơi công sở thì việc gọi trà ô long sẽ là báo hiệu rằng ai đó không uống rượu. Ngoài ra nó cũng được sử dụng trong pha chế để tạo ra các loại dồ uống khác ví dụ như ô long đào là một lựa chọn phổ biến với nồng độ cồn thấp.

Jasmine-cha - Trà hoa nhài

Trà hoa nhài phổ biến ở Okinawa. Loại trà này sử dụng trà xanh hoặc trà ô long sau đó cho thêm hoa nhài để có hương hoa thơm cùng vị hơi ngọt. Trà hoa nhài được bán ở các máy bán hàng tự động và cửa hàng tiện lợi, nhưng lại hiếm thấy tại các nhà hàng Nhật Bản.

Những loại trà phổ biến khác ở Nhật Bản

Trong khi trà xanh vẫn là lựa chọn phổ biến nhất thì bên cạnh đó còn có rất nhiều loại trà khác để thưởng thức ở Nhật Bản.

Tỉnh Shizuoka: Nơi sản xuất trà lớn nhất Nhật Bản

Khu vực sản xuất trà nổi tiếng nhất là tỉnh Shizuoka, cách Tokyo không xa - nơi lý tưởng cho chuyến đi trong ngày để tìm hiểu thêm về cách pha trà. Tỉnh này sản xuất 40% lượng trà của Nhật Bản, tập trung chủ yếu vào sencha.

Tỉnh Kagoshima: Nơi có nhiều loại trà đa dạng nhất

Khu vực này là khu vực sản xuất trà lớn thứ hai của Nhật Bản với rất nhiều loại trà xanh . Do có khí hậu nóng ẩm nên nơi đây cho phép thu hoạch năm vụ mỗi năm.

Thành phố Uji, tỉnh Kyoto: Nơi sản xuất trà lâu đời nhất Nhật Bản

Thành phố Uji ở vị trí ngoại thành tỉnh Kyoto, là nơi có những kết nối lịch sử lâu đời nhất của Nhật Bản đối với sản xuất trà. Ở đây, họ tập trung chủ yếu vào sencha, matcha và gyoroku. Trà ở đây được xuất đi khắp Nhật Bản và xuất khẩu đi khắp thế giới. Uji là điểm đến tuyệt vời cho một chuyến đi trong ngày từ thành phố Kyoto, đây cũng là nơi có ngôi đền được in trên đồng 10 yên.

Yame, tỉnh Fukuoka: Nơi sản xuất trà Gyokuro xuất sắc nhất Nhật Bản

Vùng đất yên tĩnh ở Fukuoka này được biết đến bởi trà Gyoroku cực ngon, nhờ vào chất đất tốt và nhiệt độ mát mẻ .

Trà đạo Nhật Bản

Japanese Tea Ceremony

Trà đạo Nhật Bản thường là cách giới thiệu đầu tiên dành cho du khách để thưởng thức trà tại Nhật Bản. Đây là một nghi lễ đẹp, với những người phụ nữ mặc kimono khéo léo pha và phục vụ một loại trà xanh dạng bột cùng với đồ ngọt truyền thống gọi là wagashi. Nghi lễ này rất trang nhã và có nhiều quy tắc chi phối cách pha, cách phục vụ và cả cách uống matcha. 

Tham gia hoặc quan sát một buổi trà đạo là một hoạt động phổ biến khi ở Nhật Bản và có thể được tổ chức tại nhiều quán trà lớn. Đối với những bạn chỉ đơn giản muốn thử matcha trong không gian truyền thống thì bạn hoàn toàn có thể ghé thăm các phòng trà ở nhiều ngôi đền hoặc khu vườn. Nơi đấy sẽ có phục vụ các phần matcha cùng bánh wagashi với giá từ 500-1000 yên.

Xem thêm chi tiết:

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm