Kỳ bí và rùng rợn: Những yếu tố khiến tác phẩm văn học “Quán gọi nhiều món” trở nên đáng sợ

Tác giả Miyazawa Kenji là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất tại Nhật Bản, ông để lại nhiều tác phẩm để đời. Đến nỗi các danh tác của ông đều được đặt trong các thư viện dành cho học sinh tiểu học. Trong các tác phẩm của người nổi tiếng như vậy lại có câu chuyện đáng sợ? Sau đây, chúng mình sẽ sẽ giới thiệu về tác phẩm “Quán gọi nhiều món” mà không người dân nào tại Nhật lại không biết.

Mở đầu câu chuyện là cách biểu đạt như chuyện cổ tích

Có hai thân sĩ dắt theo chó săn vào núi đi săn. Tuy nhiên, trời đã sập tối vẫn không săn bắt được gì, lại bị lạc với người hướng dẫn, chó săn thì đã ngã quỵ. Bỗng nhiên, hiện ra trước mắt họ là nhà hàng kiểu Tây sang trọng “Yamaneko-tei”.

Tấm bảng hiệu trước tiệm có để dòng chữ “Hoan nghênh những người mập và trẻ”. Sau khi xem qua, cả hai tự cho rằng “mình vừa trẻ lại mập nên hẳn sẽ được chào đón đây” và cứ thế bước vào. Tuy nhiên, cửa tiệm rộng đến nỗi cứ tiến vào trong lại càng vào sâu hơn nữa thì cũng không đến được phòng ăn. 

Nội dung triển khai thú vị bởi món ăn được gọi càng lúc càng tăng

Ở đó, họ đã được yêu cầu “hãy chải tóc và gỡ bùn dơ ra”, “đặt súng xuống”, “cởi mũ, áo khoác và giày ra”. Họ cho rằng “nhất định có nhiều người đặc biệt đến lắm đây” và làm theo chỉ thị.

Tuy nhiên, đột nhiên lại có yêu cầu kỳ lạ “Trong chiếc lọ có để kem tươi được làm từ sữa, hãy quết nó lên người”.

Cuối cùng còn có cả chỉ thị “Có quá nhiều yêu cầu phiền toái đúng không nào. Thật tội nghiệp. Giờ chỉ còn điều này nữa thôi. Hãy cho muối trong lọ lên người thật nhiều”.

Đến đây thì cả hai đã nhận ra chính mình sẽ trở thành bữa ăn tối của một ai đó...

Điều rùng rợn được phát hiện ở cuối câu chuyện

Bỗng, từ phía sau cánh cửa có tiếng vọng nghe rất vui vẻ.

“Không được đâu. Họ đã nhận ra rồi. Hình như họ không rắc muối nữa.”

“Đương nhiên rồi. Do cách viết của ông chủ không tốt đấy. Chắc là do bị yêu cầu nhiều nên họ cảm thấy phiền toái lắm đấy, lại còn ghi thật tội nghiệp một cách dở hơi nữa chứ.”

“Đằng nào chả được. Dù gì họ cũng không chia cho chúng ta mảnh xương.”

“Đương nhiên là vậy rồi. Nhưng nếu chúng nó không vào đây thì là trách nhiệm của chúng ta rồi.”

Câu chuyện có vẻ như hai người đang được mong đợi thật hào hứng.  

Mặc dù đã về nhà an toàn nhưng...

Khi đã nhận ra không còn thoát được nữa, và chú chó săn của họ bay vào đập phá cánh cửa thì nhà hàng đã biết mất. Họ gặp lại người hướng dẫn đã thất lạc và sợ khóc đến nỗi khuôn mặt biến dạng nhăn nhó như mảnh giấy vụn, sau đó về nhà bình an. Tuy nhiên, chỉ có khuôn mặt của họ đến khi trở về Tokyo dù có vào nước nóng cũng không trở lại như ban đầu… Khuôn mặt của hai chàng trai cứ như thế mà nhăn nhó như mảnh giấy vụn.

Kẻ “gọi món” nhiều lại là bên phía nhà hàng!?

Mặc dù trong câu chuyện không ghi rõ hình dạng kẻ muốn ăn thịt 2 người này là ai, nhưng nguyên hình của nó chính là miêu tinh (mèo ma). Chẳng hạn như tên gọi nhà hàng là “Yamaneko-tei (nhà mèo trong núi)”, cho các chàng trai quết lên người món kem sữa yêu thích của chúng đều là gợi ý ngầm trong câu chuyện. Trên toàn quốc đều còn lưu lại truyền thuyết về yêu tinh “Nekomata”, kể về loài mèo sống lâu năm có thể nói chuyện như người, đóng hoặc mở cửa… Tùy theo quốc gia thì có vẻ đây cũng không phải là câu chuyện đáng sợ, hoặc chỉ mang tính kỳ bí thôi nhỉ.

Vì sao khuôn mặt của 2 người lại biến dạng như vậy?

 Nếu cứ nghĩ đến việc khuôn mặt bị biến dạng suốt đời không khỏi thì thật đáng sợ nhỉ.

Ở đây, chúng ta có thể thấy được tác giả muốn cầu mong toàn thế giới được hạnh phúc và mạnh mẽ phủ nhận cách sống khiến con người phải hy sinh.

Đây cũng là cách ông phê phán về tính ngạo mạn của con người. Trong câu chuyện này, loài mèo đã định nuốt chửng con người. Ở đời sống hiện thực thì con người chúng ta là phía “ăn” thịt mèo, và hầu như không đứng ngược ở vị trí “bị ăn”. Vậy nên chúng ta dễ cho rằng việc sát hại tính mạng của động vật để ăn chúng là chuyện hiển nhiên. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì đây hoàn toàn không phải là chuyện hiển nhiên đúng không nào.

Vì vậy cũng có thể lý giải nội dung câu chuyện ở khía cạnh trừng phạt con người, những kẻ luôn quên đi sự quý giá của sinh mệnh. 

Mục lục

Survey[Trả lời khảo sát]Hãy trả lời những câu hỏi về du lịch Nhật Bản.







Giới thiệu thêm